Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 12:36:34 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6563



Tiêu đề: Con lắc lò xo
Gửi bởi: arsenal2011 trong 12:36:34 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể ,độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang .Đặt một vật [tex]m_{0}=100g[/tex] lên trên vật [tex]M[/tex],hệ gồm 2 [tex]M+m_{0}[/tex] vật đang đứng yên. Dùng vật [tex]m[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] vận tốc [tex]v_{0}[/tex] va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm ta thấy cả hai vật cùng dao động điều hoà. Cho biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{0}[/tex] và [tex]M[/tex] là [tex]0,4[/tex].Hỏi vận tốc [tex]v_{0}[/tex] của vật [tex]m[/tex] phải nhỏ hơn một giá trị bằng bao nhiêu để vật [tex]m_{0}[/tex] vẫn đứng yên ( không bị trượt) trên vật [tex]M[/tex] trong khi hệ dao động. Cho [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

[tex]A.v_{0}\leq 1,34\left(m/s \right)[/tex]

[tex]B.v_{0}\geq 1,34m/s[/tex]

[tex]C.v_{0}\leq 3,14m/s[/tex]

[tex]D.v_{0}\leq 3,14cm/s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 01:00:41 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
 ho:)

Tác giả đâu vậy?
Bài toán có cho khối lượng m không ?




Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:05:10 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
ho:)

Tác giả đâu vậy?
Bài toán có cho khối lượng m không ?



Em cũng không biết, đề có nhiêu đó à


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 01:11:41 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
ho:)

Tác giả đâu vậy?
Bài toán có cho khối lượng m không ?
Em cũng không biết, đề có nhiêu đó à

Bạn cho mình link của trường đó đi.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 01:22:18 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
 ho:) [-O< [-O<


Lâm Nguyễn hiện giờ đã chứng minh ra 1 điều kiện để thỏa mãn bài toán . Nhưng khổ nỗi có ẩn m

[tex]\frac{2m.v_{0}}{m+M+m_{0}}.\sqrt{\frac{k}{M+m_{0}}}<=\mu g[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:27:49 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
ho:)

Tác giả đâu vậy?
Bài toán có cho khối lượng m không ?
Em cũng không biết, đề có nhiêu đó à

Bạn cho mình link của trường đó đi.
Đề đó thầy


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: havang1895 trong 01:55:27 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012

Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể ,độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang .Đặt một vật [tex]m_{0}=100g[/tex] lên trên vật [tex]M[/tex],hệ gồm 2 [tex]M+m_{0}[/tex] vật đang đứng yên. Dùng vật [tex]m[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] vận tốc [tex]v_{0}[/tex] va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm ta thấy cả hai vật cùng dao động điều hoà. Cho biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{0}[/tex] và [tex]M[/tex] là [tex]0,4[/tex].Hỏi vận tốc [tex]v_{0}[/tex] của vật [tex]m[/tex] phải nhỏ hơn một giá trị bằng bao nhiêu để vật [tex]m_{0}[/tex] vẫn đứng yên ( không bị trượt) trên vật [tex]M[/tex] trong khi hệ dao động. Cho [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

[tex]A.v_{0}\leq 1,34\left(m/s \right)[/tex]

[tex]B.v_{0}\geq 1,34m/s[/tex]

[tex]C.v_{0}\leq 3,14m/s[/tex]

[tex]D.v_{0}\leq 3,14cm/s[/tex]


Điều kiện để m và M không trượt trên nhau trong quá trình chuyển động:
[tex]A_{max}=\frac{\mu .g}{\omega ^{2}}=\frac{\mu \left(m_{o}+M \right).g}{k}; m.v_{o}=(m_{o}+M)v\rightarrow \frac{1}{2}(m_{o}+M)v^{2}=\frac{1}{2}\frac{m^{2}}{(m_{o}+M)}.v_{o}^{2}=\frac{1}{2}k.A^{2}\rightarrow \frac{m^{2}}{(m_{o}+M)}.v_{o}^{2}=\frac{\left( {\mu .g\left(m_{o}+M \right)}\right)^{2}}{k}\rightarrow v_{o}^{2}=\frac{\mu ^{2}.g^{2}(m_{o}+M)^{3}}{k.m^{2}}[/tex]


Bài toán thiếu k và m



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 02:08:57 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
 :-h

Lâm Nguyễn và havang1985
Hôm nay chịu với bài toán ni.

Nhờ các thầy cô khác tung chưởng chỉ giáo vậy?

Havang1985!

[tex]m_{0}v_{0}=(M+m)v[/tex] cái ni ở đâu mà có vậy Lâm Nguyễn thấy lạ.

Tại nếu va chạm đàn hồi thi ta phải có
[tex]m_{0}v_{0}=(M+m)v+m_{0}.v'[/tex] chứ nhỉ?

Chỉ Lâm Nguyễn với?



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: havang1895 trong 02:42:19 am Ngày 13 Tháng Giêng, 2012

Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể ,độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang .Đặt một vật [tex]m_{0}=100g[/tex] lên trên vật [tex]M[/tex],hệ gồm 2 [tex]M+m_{0}[/tex] vật đang đứng yên. Dùng vật [tex]m[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] vận tốc [tex]v_{0}[/tex] va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm ta thấy cả hai vật cùng dao động điều hoà. Cho biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{0}[/tex] và [tex]M[/tex] là [tex]0,4[/tex].Hỏi vận tốc [tex]v_{0}[/tex] của vật [tex]m[/tex] phải nhỏ hơn một giá trị bằng bao nhiêu để vật [tex]m_{0}[/tex] vẫn đứng yên ( không bị trượt) trên vật [tex]M[/tex] trong khi hệ dao động. Cho [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

[tex]A.v_{0}\leq 1,34\left(m/s \right)[/tex]

[tex]B.v_{0}\geq 1,34m/s[/tex]

[tex]C.v_{0}\leq 3,14m/s[/tex]

[tex]D.v_{0}\leq 3,14cm/s[/tex]


Điều kiện để m và M không trượt trên nhau trong quá trình chuyển động:



Bài toán thiếu k và m



Điều kiện để m và M không trượt trên nhau trong quá trình chuyển động:
[tex]A_{max}=\frac{\mu .g}{\omega ^{2}}=\frac{\mu \left(m_{o}+M \right).g}{k};[/tex]

 [tex]m.v_{o}=(m_{o}+M)v + mv'[/tex]

[tex]\frac{1}{2}mv_{o}^{2}=\frac{1}{2}(m_{o}+M)v^{2}+\frac{1}{2}mv'^{2}[/tex]
Giải hệ này ta được: [tex]v=\frac{2mv_{o}}{m+m_{o}+M}[/tex]

[tex]\rightarrow \frac{1}{2}(m_{o}+M)v^{2}=\frac{1}{2}.(m_{o}+M)\frac{4.m^{2}}{(m+m_{o}+M)^{2}}.v_{o}^{2}=\frac{1}{2}k.A^{2}=\frac{1}{2}\frac{\left(\mu .g.(m_{o}+M) \right)^{2}}{k} \rightarrow \frac{4.m^{2}}{(m+m_{o}+M)^{2}}.v_{o}^{2}=\frac{\left(\mu .g \right)^{2}(m_{o}+M )}{k}\rightarrow v_{o}^{2}=\frac{\left(\mu .g \right)^{2}(m_{o}+M ).\left(m+m_{o}+M \right)^{2}}{4.m^{2}.k}[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: arsenal2011 trong 12:53:06 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
Vậy các thầy giải giúp em câu 26 trong đề với


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:20:09 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
Vậy các thầy giải giúp em câu 26 trong đề với


(Đề thi Đại học 2003): Trong mạch dao động (h.vẽ) bộ tụ điện gồm 2 tụ C1 giống nhau được cấp năng lượng W0 = 10-6J từ nguồn điện một chiều có suất điện động E = 4V. Chuyển K từ (1) sang (2). Cứ sau những khoảng thời gian như nhau: T1= 10-6s thì năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm bằng nhau.
a. Xác định cường độ dòng điện cực đại trong cuộn dây.
b. Đóng K1 vào lúc cường độ dòng điện cuộn dây đạt cực đại. Tính lại hiệu điện thế cực đại trên cuộn dây.

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image277Autosave_472692311.gif)

Theo ví dụ 2 ta có thời gian để năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau là

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image282Autosave_479044676.gif)

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image284Autosave_667842805.gif)

Do C1 nối tiếp C2 và C1 = C2 nên C1 = C2 = 2C = 0,25.10-6F

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image286Autosave_964699149.gif)

a. Từ công thức năng lượng

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image288Autosave_178729117.gif)

b. Khi đóng k1, năng lượng trên các tụ điện bằng không, tụ C1 bị loại khỏi hệ dao động nhưng năng lượng không bị C1 mang theo, tức là năng lượng điện từ không đổi và bằng W0.

(http://www.truongdinh.edu.vn/forum/uploads/images/2010/khoai_nuong/2010/7/7/truongdinhi_Attachments_image290Autosave_476855278.gif)

Nguồn: Trích từ các trang:

http://phanminhchanh.info/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1917 (http://phanminhchanh.info/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1917)

và trang: http://www.moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=438&SubjectID=2 (http://www.moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=438&SubjectID=2)


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: Quang Dương trong 04:30:27 pm Ngày 13 Tháng Giêng, 2012
Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể ,độ cứng k. Vật [tex]M=400g[/tex] có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang .Đặt một vật [tex]m_{0}=100g[/tex] lên trên vật [tex]M[/tex],hệ gồm 2 [tex]M+m_{0}[/tex] vật đang đứng yên. Dùng vật [tex]m[/tex] bắn vào [tex]M[/tex] vận tốc [tex]v_{0}[/tex] va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm ta thấy cả hai vật cùng dao động điều hoà. Cho biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{0}[/tex] và [tex]M[/tex] là [tex]0,4[/tex].Hỏi vận tốc [tex]v_{0}[/tex] của vật [tex]m[/tex] phải nhỏ hơn một giá trị bằng bao nhiêu để vật [tex]m_{0}[/tex] vẫn đứng yên ( không bị trượt) trên vật [tex]M[/tex] trong khi hệ dao động. Cho [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

[tex]A.v_{0}\leq 1,34\left(m/s \right)[/tex]

[tex]B.v_{0}\geq 1,34m/s[/tex]

[tex]C.v_{0}\leq 3,14m/s[/tex]

[tex]D.v_{0}\leq 3,14cm/s[/tex]


Bài toán này nếu giải chính xác thì phải có các quá trình sau :
+ Va chạm đàn hồi giữa vật m và M ( lúc này m0 chưa kịp có vận tốc )
+ Chuyển động của M có ma sát trượt giữa M và m0
+ Chuyển động của hai vật M và m0 mà không có sự trượt giữa chúng
+ Trong quá trình chuyển động của M có thể có hoặc không có sự trượt giưa m0 và M
Trong quá trình giải ta sẽ gặp phương trình siêu việt dưới dạng : [tex]A\omega sin ( \omega t + \varphi ) = \alpha t[/tex] trong đó A là tham số . Vậy phương trình không thể giải chính xác !