Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 01:25:35 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6387



Tiêu đề: Điện xoay chiều và sóng cơ
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:25:35 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 1: Một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ C.Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì điện áp 2 đầu cuộn dây vuông pha với điện áp 2 đầu đoạn mạch .Mối liên hệ giữa tổng trở Z của đoạn mạch với [tex]R,Z_{L}[/tex] và [tex]Z_{C}[/tex] là:

[tex]A.Z^{2}=Z_{C}^{2}-Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]B.Z^{2}=R^{2}+Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]C.Z^{2}=Z_{C}^{2}+Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]D.Z^{2}=Z_{L}^{2}+R.Z_{C}[/tex]

Bài 2: Một tấm kẽm tích điện âm đặt trên quả cầu của một điện nghiệm thì 2 lá điện nghiệm xoè ra.Chiếu vào tấm kẽm một chùm bức xạ tử ngoại có bước sóng [tex]\lambda <\lambda _{0}[/tex] ( với [tex]\lambda _{0}[/tex] là giới hạn quang điện của kẽm) trong một thời gian đủ dài thì góc giữa 2 lá điện nghiệm sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian chiếu bức xạ tử ngoại?

A.không đổi

B. tăng lên

C. Ban đầu giảm về 0 sau đó tăng đến một giá trị nhất định

D. Giảm về 0

Bài 3: Đầu O của một sợi dây cao su rất dài bắt đầu dao động tại [tex]t=0[/tex] theo phương trình [tex]u=4sin\left(20\pi t \right)cm[/tex].Coi biên độ sóng không đổi , vận tốc sóng [tex]v=0,8m/s[/tex].Li độ của một điểm M trên dây cách O một đoạn  [tex]25cm[/tex] tại thời điểm [tex]t=0,25s[/tex] bằng :

[tex]A.-2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]B.2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]C.0[/tex]

[tex]D.2cm[/tex]




Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều và sóng cơ
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:21:41 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 1: Một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ C.Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì điện áp 2 đầu cuộn dây vuông pha với điện áp 2 đầu đoạn mạch .Mối liên hệ giữa tổng trở Z của đoạn mạch với [tex]R,Z_{L}[/tex] và [tex]Z_{C}[/tex] là:

[tex]A.Z^{2}=Z_{C}^{2}-Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]B.Z^{2}=R^{2}+Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]C.Z^{2}=Z_{C}^{2}+Z_{L}.Z_{C}[/tex]

[tex]D.Z^{2}=Z_{L}^{2}+R.Z_{C}[/tex]


Vẽ giản đồ vecto em sẽ thấy : [tex]U_{d}^{2} + U^{2} = U_{C}^{2} \Leftrightarrow Z_{d}^{2} + Z^{2} = Z_{C}^{2}[/tex]

Mặt khác do các vecto biểu diễn ud và u vuông góc với nhau nên ta có :

[tex]tan\varphi _{d}.tan\varphi = -1 \Leftrightarrow Z_{L}^{2} = R^{2} - Z_{L}.Z_{C}[/tex]

Kết hợp hai kết quả trên ta có : [tex]Z^{2}=R^{2}+Z_{L}.Z_{C}[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều và sóng cơ
Gửi bởi: Điền Quang trong 06:44:28 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2011

Bài 2: Một tấm kẽm tích điện âm đặt trên quả cầu của một điện nghiệm thì 2 lá điện nghiệm xoè ra.Chiếu vào tấm kẽm một chùm bức xạ tử ngoại có bước sóng [tex]\lambda <\lambda _{0}[/tex] ( với [tex]\lambda _{0}[/tex] là giới hạn quang điện của kẽm) trong một thời gian đủ dài thì góc giữa 2 lá điện nghiệm sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian chiếu bức xạ tử ngoại?

A.không đổi

B. tăng lên

C. Ban đầu giảm về 0 sau đó tăng đến một giá trị nhất định

D. Giảm về 0


Đáp án C.

Khi chiếu bức xạ vào tấm Zn, do [tex]\lambda < \lambda _{0}\Rightarrow W_{d}>0[/tex], cho nên các e bức ra khỏi tấm Zn có động năng ban đầu khác không.

Tấm Zn mất dần điện tích, giảm dần điện tích về không (trung hoà điện).

Sau đó tấm Zn tiếp tục mát e, và tích điện dương, nhưng do lực hút tĩnh điện chưa đủ lớn để thắng động năng ban đầu của các e nên các e vẫn bức ra khỏi tấm Zn.

Điện tích dương của tấm Zn tăng dần, đến một giá trị nào đó thì lực hút tĩnh điện đủ lớn để thắng động năng ban đầu của e, kéo e trở lại tấm Zn.

Cho nên cuối cùng tấm Zn mang điện tích dương, và độ lớn điện tích này có giá trị không đổi.

Em có thể tham khảo thêm ở link:

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3290 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3290)


Bài 3: Đầu O của một sợi dây cao su rất dài bắt đầu dao động tại [tex]t=0[/tex] theo phương trình [tex]u=4sin\left(20\pi t \right)cm[/tex].Coi biên độ sóng không đổi , vận tốc sóng [tex]v=0,8m/s[/tex].Li độ của một điểm M trên dây cách O một đoạn  [tex]25cm[/tex] tại thời điểm [tex]t=0,25s[/tex] bằng :

[tex]A.-2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]B.2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]C.0[/tex]

[tex]D.2cm[/tex]

[tex]\lambda = \frac{v}{f} = \frac{80}{10} = 8cm[/tex]

Nguồn O: [tex]u_{0}=4sin\left(20\pi t \right)cm[/tex]

Tại M:
[tex]u_{M}=4sin\left(20\pi t - \frac{2\pi d}{\lambda }\right)= 4.sin\left(20\pi .\frac{1}{4} - \frac{2\pi.25}{8 }\right)= 4sin\left(-\frac{5\pi }{4}\right)= 4.\frac{\sqrt{2}}{2}= 2\sqrt{2}\, (cm)[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều và sóng cơ
Gửi bởi: Chu Van Bien trong 10:52:24 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2011

Bài 3: Đầu O của một sợi dây cao su rất dài bắt đầu dao động tại [tex]t=0[/tex] theo phương trình [tex]u=4sin\left(20\pi t \right)cm[/tex].Coi biên độ sóng không đổi , vận tốc sóng [tex]v=0,8m/s[/tex].Li độ của một điểm M trên dây cách O một đoạn  [tex]25cm[/tex] tại thời điểm [tex]t=0,25s[/tex] bằng :

[tex]A.-2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]B.2\sqrt{2}cm[/tex]

[tex]C.0[/tex]

[tex]D.2cm[/tex]

[tex]\lambda = \frac{v}{f} = \frac{80}{10} = 8cm[/tex]

Nguồn O: [tex]u_{0}=4sin\left(20\pi t \right)cm[/tex]

Tại M:
[tex]u_{M}=4sin\left(20\pi t - \frac{2\pi d}{\lambda }\right)= 4.sin\left(20\pi .\frac{1}{4} - \frac{2\pi.25}{8 }\right)= 4sin\left(-\frac{5\pi }{4}\right)= 4.\frac{\sqrt{2}}{2}= 2\sqrt{2}\, (cm)[/tex]

Bạn dính đòn rồi! Sau 0,25 s thì sóng mới truyền được một đoạn 80.0,25=20 cm!! Nên đáp án phải là C!!