Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Đậu Nam Thành trong 10:28:24 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6340



Tiêu đề: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:28:24 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg, dao động tại nơi có g = pi^2 = 10 m/s2 . Biên độ góc dao động lúc đầu là anpha(o) = 5 độ. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó dao động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động 3V điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quỏ trỡnh bổ sung là 25%. Pin có điện lượng ban đầu Qo = 10^4 (C). Hỏi đồng hồ chạy được thời gian t bao lâu thì lại phải thay pin? Cho g = 10m/s^2
A:  t = 40 ngày       B: t = 46 ngày      C: t = 92 ngày       D: t = 23 ngày.


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:04:38 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011
Ta tìm đc [tex]l=1m[/tex]
Cơ năng của con lắc đơn là [tex]W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}=0,038J[/tex]
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] Số dao động toàn tần thực hiện được với cơ năng trên là [tex]n=\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha }=19,833[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]t=n.T=39,67s[/tex]
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]
[tex]0,038J------------------ 39,67s[/tex]
[tex]7500J---------------------> 92[/tex]  ngày








Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: kientd31 trong 12:48:13 pm Ngày 15 Tháng Hai, 2014
Ta tìm đc [tex]l=1m[/tex]
Cơ năng của con lắc đơn là [tex]W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}=0,038J[/tex]
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] Số dao động toàn tần thực hiện được với cơ năng trên là [tex]n=\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha }=19,833[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]t=n.T=39,67s[/tex]
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]
[tex]0,038J------------------ 39,67s[/tex]
[tex]7500J---------------------> 92[/tex]  ngày

mình xin có 1 số ý kiến trong bài giải này..
thứ 1: E*q là lực điện chứ không phải công. vì vậy k thể so sánh được với cơ năng.
thứ 2: cứ cho là công suất là 7500j đi. nhưng sao lại so sánh với cơ năng ban đầu của clac chứ?
mong mọi người góp ý :)








Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: kientd31 trong 01:09:59 pm Ngày 15 Tháng Hai, 2014
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg, dao động tại nơi có g = pi^2 = 10 m/s2 . Biên độ góc dao động lúc đầu là anpha(o) = 5 độ. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó dao động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động 3V điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quỏ trỡnh bổ sung là 25%. Pin có điện lượng ban đầu Qo = 10^4 (C). Hỏi đồng hồ chạy được thời gian t bao lâu thì lại phải thay pin? Cho g = 10m/s^2
A:  t = 40 ngày       B: t = 46 ngày      C: t = 92 ngày       D: t = 23 ngày.
mình có cách làm thế này mong mọi người góp ý.
đầu tiên mình tìm biên độ giảm sau T/4= Fc/ (mg)= 1,1*10^-3. (*)
=> cơ năng giảm sau T/4 = 0,5*mgl* ( a0^2 - (a0 - (*))^2) = 9,5427*10^ -4
=> trong 1T = 4*9,5427*10^ -4 = 3,8171*10^ -3.
còn công suất của pin (25%) là Q=U.i 25% = E.q/t 25% = 7500/t.
=> 3,8171*10^ -3 = 7500/t => t = 1964842s = 23 ngày.
m.n kiểm tra lại hộ mh với nhé..


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:25:57 am Ngày 16 Tháng Hai, 2014
Ta tìm đc [tex]l=1m[/tex]
Cơ năng của con lắc đơn là [tex]W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}=0,038J[/tex]
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] Số dao động toàn tần thực hiện được với cơ năng trên là [tex]n=\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha }=19,833[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]t=n.T=39,67s[/tex]
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]
[tex]0,038J------------------ 39,67s[/tex]
[tex]7500J---------------------> 92[/tex]  ngày

mình xin có 1 số ý kiến trong bài giải này..
thứ 1: E*q là lực điện chứ không phải công. vì vậy k thể so sánh được với cơ năng.
thứ 2: cứ cho là công suất là 7500j đi. nhưng sao lại so sánh với cơ năng ban đầu của clac chứ?
mong mọi người góp ý :)

[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]  (E: ở đây có nghĩa là suất điện động nhé e. Chứ không phải cường độ điện trường nên không phải là lực điện)
Và: 7500 (J) là toàn bộ năng lượng mà pin có được.Không phải công suất.


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:54:36 am Ngày 16 Tháng Hai, 2014
mình có cách làm thế này mong mọi người góp ý.
đầu tiên mình tìm biên độ giảm sau T/4= Fc/ (mg)= 1,1*10^-3. (*)
=> cơ năng giảm sau T/4 = 0,5*mgl* ( a0^2 - (a0 - (*))^2) = 9,5427*10^ -4
=> trong 1T = 4*9,5427*10^ -4 = 3,8171*10^ -3.
còn công suất của pin (25%) là Q=U.i 25% = E.q/t 25% = 7500/t.
=> 3,8171*10^ -3 = 7500/t => t = 1964842s = 23 ngày.
m.n kiểm tra lại hộ mh với nhé..

Bài giải của em gần đúng nhé. Sửa lại chút cho đúng.
mình có cách làm thế này mong mọi người góp ý.
đầu tiên mình tìm biên độ góc giảm sau T: [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3} (rad)[/tex]
=> cơ năng giảm sau một chu kỳ: [tex]\Delta E=\frac{1}{2}mgl(\alpha _{0}^2-(\alpha _{0}-\Delta \alpha)^2)=3,7429.10^ {-3} (J)[/tex]
Trong thời gian 2(s) Năng lượng con lắc cần bù vào [tex]\Delta E=3,7429.10^ {-3} (J)[/tex]
Trong thời gian t(s) Năng lượng con lắc cần bù vào [tex]7500(J)[/tex]
[tex]\rightarrow t=\frac{2.7500}{3,7429.10^ {-3}}\approx 46 (day)[/tex]

Lưu ý:
- Khi gắn Pin cung cấp năng lượng cho đồng hồ, Do cơ cấu của đồng hồ nên Pin sẽ cung cấp bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi một chu kỳ dao động. Như vậy ta làm theo PP này. (Tính độ giảm năng lượng sau mỗi một chu kỳ)
- Còn nếu ta dùng PP như của arsenal2011 là không hợp lý vì điều đó có nghĩa Pin chỉ cung cấp năng lượng cho con lắc sau khi con lắc tắt hẵn. PP này áp dụng để tính công suất trung bình của nguồn thì hợp lý hơn!
P/S: Nhân tiện: Bài hôm qua em hỏi.  [tex]\phi _{1}-\phi_{2}=-\frac{\Pi }{3}[/tex] (Nhầm lẫn chút hihi...)


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: kientd31 trong 10:34:35 am Ngày 16 Tháng Hai, 2014
mình có cách làm thế này mong mọi người góp ý.
đầu tiên mình tìm biên độ giảm sau T/4= Fc/ (mg)= 1,1*10^-3. (*)
=> cơ năng giảm sau T/4 = 0,5*mgl* ( a0^2 - (a0 - (*))^2) = 9,5427*10^ -4
=> trong 1T = 4*9,5427*10^ -4 = 3,8171*10^ -3.
còn công suất của pin (25%) là Q=U.i 25% = E.q/t 25% = 7500/t.
=> 3,8171*10^ -3 = 7500/t => t = 1964842s = 23 ngày.
m.n kiểm tra lại hộ mh với nhé..

Bài giải của em gần đúng nhé. Sửa lại chút cho đúng.
mình có cách làm thế này mong mọi người góp ý.
đầu tiên mình tìm biên độ góc giảm sau T: [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3} (rad)[/tex]
=> cơ năng giảm sau một chu kỳ: [tex]\Delta E=\frac{1}{2}mgl(\alpha _{0}^2-(\alpha _{0}-\Delta \alpha)^2)=3,7429.10^ {-3} (J)[/tex]
Trong thời gian 2(s) Năng lượng con lắc cần bù vào [tex]\Delta E=3,7429.10^ {-3} (J)[/tex]
Trong thời gian t(s) Năng lượng con lắc cần bù vào [tex]7500(J)[/tex]
[tex]\rightarrow t=\frac{2.7500}{3,7429.10^ {-3}}\approx 46 (day)[/tex]

Lưu ý:
- Khi gắn Pin cung cấp năng lượng cho đồng hồ, Do cơ cấu của đồng hồ nên Pin sẽ cung cấp bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi một chu kỳ dao động. Như vậy ta làm theo PP này. (Tính độ giảm năng lượng sau mỗi một chu kỳ)
- Còn nếu ta dùng PP như của arsenal2011 là không hợp lý vì điều đó có nghĩa Pin chỉ cung cấp năng lượng cho con lắc sau khi con lắc tắt hẵn. PP này áp dụng để tính công suất trung bình của nguồn thì hợp lý hơn!
P/S: Nhân tiện: Bài hôm qua em hỏi.  [tex]\phi _{1}-\phi_{2}=-\frac{\Pi }{3}[/tex] (Nhầm lẫn chút hihi...)
thầy chưa vẽ giản đồ cho em đâu nhé :(



Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: kientd31 trong 10:41:44 am Ngày 16 Tháng Hai, 2014
Ta tìm đc [tex]l=1m[/tex]
Cơ năng của con lắc đơn là [tex]W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}=0,038J[/tex]
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] Số dao động toàn tần thực hiện được với cơ năng trên là [tex]n=\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha }=19,833[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]t=n.T=39,67s[/tex]
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]
[tex]0,038J------------------ 39,67s[/tex]
[tex]7500J---------------------> 92[/tex]  ngày

mình xin có 1 số ý kiến trong bài giải này..
thứ 1: E*q là lực điện chứ không phải công. vì vậy k thể so sánh được với cơ năng.
thứ 2: cứ cho là công suất là 7500j đi. nhưng sao lại so sánh với cơ năng ban đầu của clac chứ?
mong mọi người góp ý :)

[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]  (E: ở đây có nghĩa là suất điện động nhé e. Chứ không phải cường độ điện trường nên không phải là lực điện)
Và: 7500 (J) là toàn bộ năng lượng mà pin có được.Không phải công suất.

nhưng sao Eq lại là năng lượng của pin hả thầy. Em có thấy công thức nào như vậy đâu :(


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 11:12:37 am Ngày 16 Tháng Hai, 2014
Ta tìm đc [tex]l=1m[/tex]
Cơ năng của con lắc đơn là [tex]W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}=0,038J[/tex]
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg}=4,4.10^{-3}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] Số dao động toàn tần thực hiện được với cơ năng trên là [tex]n=\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha }=19,833[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]t=n.T=39,67s[/tex]
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]
[tex]0,038J------------------ 39,67s[/tex]
[tex]7500J---------------------> 92[/tex]  ngày

mình xin có 1 số ý kiến trong bài giải này..
thứ 1: E*q là lực điện chứ không phải công. vì vậy k thể so sánh được với cơ năng.
thứ 2: cứ cho là công suất là 7500j đi. nhưng sao lại so sánh với cơ năng ban đầu của clac chứ?
mong mọi người góp ý :)

[tex]W_{p}=EQ.H=7500J[/tex]  (E: ở đây có nghĩa là suất điện động nhé e. Chứ không phải cường độ điện trường nên không phải là lực điện)
Và: 7500 (J) là toàn bộ năng lượng mà pin có được.Không phải công suất.

nhưng sao Eq lại là năng lượng của pin hả thầy. Em có thấy công thức nào như vậy đâu :(
Năng lượng Pin = Công của lực điện = E.q
(E có thể xem lại vật lý 11, bài nguồn điện nhé)


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: nguyenka1996 trong 10:25:21 pm Ngày 02 Tháng Ba, 2014
Giúp mình với.Chuyên KHTN lần 2-2014
: Do ma sát, một đồng hồ quả lắc thực hiện dao động tắt dần với chu kỳ T=2s. Biết rằng chỉ sau 5 chu kỳ dao động biên độ của nó giảm tự độ xuống chỉ còn 4 độ. Dao động của con lắc được duy trì nhờ bộ máy của đồng hồ. Lấy g=10m/s2, công suất của máy đó là:
     A. 0,48.10-4 W.                      B. 8,65.10-3 W.                 C. 6,85.10-4 W.         D. 0,86.10-3 W.
P/s: Đây là bài dđ duy trì nhưng mình không tìm thấy chủ đề nên hỏi ở đây.mong mọi ng' giúp


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:41:43 am Ngày 03 Tháng Ba, 2014
Bạn nên tạo 1 topic mới để hỏi.


Tiêu đề: Trả lời: Dao động tắt dần của con lắc đơn
Gửi bởi: kientd31 trong 06:24:05 am Ngày 08 Tháng Ba, 2014
Giúp mình với.Chuyên KHTN lần 2-2014
: Do ma sát, một đồng hồ quả lắc thực hiện dao động tắt dần với chu kỳ T=2s. Biết rằng chỉ sau 5 chu kỳ dao động biên độ của nó giảm tự độ xuống chỉ còn 4 độ. Dao động của con lắc được duy trì nhờ bộ máy của đồng hồ. Lấy g=10m/s2, công suất của máy đó là:
     A. 0,48.10-4 W.                      B. 8,65.10-3 W.                 C. 6,85.10-4 W.         D. 0,86.10-3 W.
P/s: Đây là bài dđ duy trì nhưng mình không tìm thấy chủ đề nên hỏi ở đây.mong mọi ng' giúp

bài này có thiếu dữ kiện k vậy?