Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 05:48:38 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6339



Tiêu đề: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 05:48:38 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011
Dùng prôtôn bắn phá hạt nhân [tex]_{4}^{9}Be[/tex] đứng yên để gây pứ [tex]p+_{4}^{9}Be\rightarrow X+^{6}_{3}Li[/tex].Biết động năng của các hạt [tex]p,X,^{6}_{3}Li[/tex] lần lượt là [tex]5,45MeV;4,0MeV[/tex] và [tex]3,575MeV[/tex].Coi khối lượng các hạt tính theo [tex]u[/tex] gần bằng số khối của nó. Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt [tex]p[/tex] và [tex]X[/tex] gần đúng bằng:
[tex]A.45^{0}[/tex]
[tex]B.120^{0}[/tex]
[tex]C.60^{0}[/tex]
[tex]D.90^{0}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:13:42 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 2: Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ Trái Đất lên Mặt Trăng mà không điều chỉnh lại.Cho biết gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng bằng [tex]\frac{1}{6}[/tex] gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Theo đồng hồ này (trên Mặt Trăng ) thì thời gian Trái Đất tự quay một vòng là:

[tex]A.24\sqrt{6}h[/tex]

[tex]B.4h[/tex]

[tex]C.144h[/tex]

[tex]D.4\sqrt{6}h[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:38:12 pm Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2011
Dùng prôtôn bắn phá hạt nhân [tex]_{4}^{9}Be[/tex] đứng yên để gây pứ [tex]p+_{4}^{9}Be\rightarrow X+^{6}_{3}Li[/tex].Biết động năng của các hạt [tex]p,X,^{6}_{3}Li[/tex] lần lượt là [tex]5,45MeV;4,0MeV[/tex] và [tex]3,575MeV[/tex].Coi khối lượng các hạt tính theo [tex]u[/tex] gần bằng số khối của nó. Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt [tex]p[/tex] và [tex]X[/tex] gần đúng bằng:
[tex]A.45^{0}[/tex]
[tex]B.120^{0}[/tex]
[tex]C.60^{0}[/tex]
[tex]D.90^{0}[/tex]

Theo định luật BTDL:
[tex]cos(\alpha)=\frac{P_{Li}^2-P_X^2-P_P^2}{2.P_P.P_X}=\frac{2m_{Li}.K_{Li}-2m_X.P_X-2m_P.P_P}{2.2\sqrt{m_p.m_x.K_p.K_x}}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:00:36 am Ngày 11 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 2: Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ Trái Đất lên Mặt Trăng mà không điều chỉnh lại.Cho biết gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng bằng [tex]\frac{1}{6}[/tex] gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Theo đồng hồ này (trên Mặt Trăng ) thì thời gian Trái Đất tự quay một vòng là:

[tex]A.24\sqrt{6}h[/tex]

[tex]B.4h[/tex]

[tex]C.144h[/tex]

[tex]D.4\sqrt{6}h[/tex]
Chu kỳ con lắc trên mặt đất : [tex]T=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]
Chu kỳ con lắc trên mặt trăng : [tex]T'=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g/6}}=\sqrt{6}.T[/tex]
1 vòng 24h ==> trên mặt trăng là [tex]24.\sqrt{6}(h)[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 12:06:43 am Ngày 11 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 3: Xung quanh vật nào dưới đây có điện từ trường:
A.Một bóng đèn dây tóc đang sáng do mắc vào 2 cực của ắc quy
B.Một nam châm thẳng
C.Một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua
D.Một đèn ống lúc bắt đầu bật

Nhờ thầy trieubeo giải thích rõ cho em với


Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:45:39 am Ngày 11 Tháng Mười Hai, 2011
Bài 3: Xung quanh vật nào dưới đây có điện từ trường:
A.Một bóng đèn dây tóc đang sáng do mắc vào 2 cực của ắc quy
B.Một nam châm thẳng
C.Một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua
D.Một đèn ống lúc bắt đầu bật

Nhờ thầy trieubeo giải thích rõ cho em với

Theo tôi nghĩ
+ ĐA (A) loại vỉ Acquy tạo ra dòng 1 chiều ==> B Tĩnh
+ ĐA (B) loại vì nam châm đứng yên ==> B tĩnh
+ ĐA(C) dòng 1 chiều ==> B tĩnh.
+ Đèn ống lúc bật ==> i thay đổi ==> B thay đổi
(Do vậy theo trieubeo nghĩ đó là đáp án D)


Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 07:55:19 am Ngày 11 Tháng Mười Hai, 2011
Tại sao dòng điện một chiều ko sinh ra điện từ trường vậy ạ


Tiêu đề: Trả lời: Phản ứng hạt nhân
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:49:45 am Ngày 12 Tháng Mười Hai, 2011
Tại sao dòng điện một chiều ko sinh ra điện từ trường vậy ạ
SInh ra từ trường không đổi ==> Tính chất xoáy không có ==> không sinh ra điện trường xoáy ==> không sinh ra điện từ trường