Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: denmap111 trong 04:37:03 pm Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6308



Tiêu đề: dao động điều hòa
Gửi bởi: denmap111 trong 04:37:03 pm Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2011
1/một vật dao động điều hòa có phương trình dao động x = 6 cos(10t + 4bi/3) Sau khi đi được đoạn đường bằng 9cm kể từ t = 0 thì vật ở đâu và mất thời gian bao nhiu ?
2/một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 16cm . khi vật nặng cách vị trí cân bằng 4cm thì cơ năng bằng mấy lần đồng năng
3/ cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x =10cos(2bit- bi/6) Vật đi ngang VTCB lần đầu tiên vào thời điểm ?
* và cho em hỏi vấn đề liên quan đến vòng tròn lương giác :  anpha=ômega . t
cách xác định góc anpha đó như thế nào ? VD ở bài 1 , vẽ vật đi đc 4bi/3 trên vòng tròn lượng giác , tại sao góc anpha là phần còn lại = 2bi/3 ?
Bài tập xin giải giùm em cụ thể 1 tí được ko ạ , em "bắt đầu lại từ đầu " nên k hiểu nhiều ! cảm ơn


Tiêu đề: Trả lời: dao động điều hòa
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:29:42 pm Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2011
1/một vật dao động điều hòa có phương trình dao động x = 6 cos(10t + 4bi/3) Sau khi đi được đoạn đường bằng 9cm kể từ t = 0 thì vật ở đâu và mất thời gian bao nhiu ?
x = 6 cos(10t + 4bi/3)=6 cos(10t - 2bi/3)
+ t=0 ==> x=-3, V> 0 ==> khi đi 9cm (vật đi từ -3cm đến 0 đến biên) ==> thời gian là T/12+T/4=T/3
+ Nếu vẽ trên vecto quay bạn vẽ được góc quét là  [tex]\Delta \varphi = 120[/tex] [tex]==> t=\frac{\Delta\varphi}{\omega}=\frac{T}{3}[/tex]
Trích dẫn
2/một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 16cm . khi vật nặng cách vị trí cân bằng 4cm thì cơ năng bằng mấy lần đồng năng
[tex]\frac{Wđ}{W}=\frac{W-Wt}{Wt}=\frac{A^2-x^2}{A^2}=\frac{8^2-4^2}{8^2}=0,75[/tex]
Trích dẫn
3/ cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x =10cos(2bit- bi/6) Vật đi ngang VTCB lần đầu tiên vào thời điểm ?
t=0 ==> x=5\sqrt{3}, v>0 ==> vật qua biên rồi mới về VTCB ==> t = T/12+T/4=T/3


* và cho em hỏi vấn đề liên quan đến vòng tròn lương giác :  anpha=ômega . t
cách xác định góc anpha đó như thế nào ? VD ở bài 1 , vẽ vật đi đc 4bi/3 trên vòng tròn lượng giác , tại sao góc anpha là phần còn lại = 2bi/3 ?
Bài tập xin giải giùm em cụ thể 1 tí được ko ạ , em "bắt đầu lại từ đầu " nên k hiểu nhiều ! cảm ơn
[/quote]