Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 11:21:44 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6253



Tiêu đề: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:21:44 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2011
Bài 1: Cho hạt prôton có động năng [tex]K_{P}=1,8MeV[/tex]bắn phá hạt nhân [tex]_{3}^{7}Li[/tex]đứng yên sinh ra 2 hạt nhân X có cùng độ lớn vận tốc .Cho khối lượng các hạt là:[tex]m\left(p \right)1,0073u,m\left(X \right)=4,0015u;m\left(Li \right)=7,0144u,u=931MeV/c^{2}=1,66.10^{-27}kg.[/tex].Độ lớn vận tốc của mỗi hạt sinh ra sau pứ là:
[tex]A.6,96.10^{7}m/s[/tex]      [tex]B.8,75.10^{6}m/s[/tex]            [tex]C.5,9.10^{6}m/s[/tex]          [tex]D.2,15.10^{7}m/s[/tex]

Bài 2:Chọn câu đúng: Khi ánh sáng Mặt trời chiếu qua lớp kính cửa sổ chúng ta không quan sát thấy hiện tượng tán sắc ánh sáng vì:
A.các tia sáng qua cửa sổ bị tán sắc nhưng các tia ló chồng chất lên nhau ,tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
B.kính cửa sổ là loại thuỷ tinh có chiết suất như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
C.kính cửa sổ không phải là lăng kính
D.ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng ánh sáng không kết hợp nên chúng không bị tán sắc




Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:55:05 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2011
Bài 1: Cho hạt prôton có động năng [tex]K_{P}=1,8MeV[/tex]bắn phá hạt nhân [tex]_{3}^{7}Li[/tex]đứng yên sinh ra 2 hạt nhân X có cùng độ lớn vận tốc .Cho khối lượng các hạt là:[tex]m\left(p \right)1,0073u,m\left(X \right)=4,0015u;m\left(Li \right)=7,0144u,u=931MeV/c^{2}=1,66.10^{-27}kg.[/tex].Độ lớn vận tốc của mỗi hạt sinh ra sau pứ là:
[tex]A.6,96.10^{7}m/s[/tex]      [tex]B.8,75.10^{6}m/s[/tex]            [tex]C.5,9.10^{6}m/s[/tex]          [tex]D.2,15.10^{7}m/s[/tex]

Bài 2:Chọn câu đúng: Khi ánh sáng Mặt trời chiếu qua lớp kính cửa sổ chúng ta không quan sát thấy hiện tượng tán sắc ánh sáng vì:
A.các tia sáng qua cửa sổ bị tán sắc nhưng các tia ló chồng chất lên nhau ,tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
B.kính cửa sổ là loại thuỷ tinh có chiết suất như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
C.kính cửa sổ không phải là lăng kính
D.ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng ánh sáng không kết hợp nên chúng không bị tán sắc


Bài 1: H + Li --> He + He

Theo ĐLBT năng lượng: [tex]K_{p}+ \Delta E = 2K_{\alpha }[/tex] (1)

[tex]\Delta E = \left[(m_{p} + m_{Li})-2m_{\alpha } \right]. 931 = 17,4097MeV[/tex]

Thế vào (1) suy ra: [tex]K_{\alpha }= 9,60485 MeV = 1,536776 . 10^{-12}J[/tex]

Mà: [tex]K_{\alpha }= \frac{1}{2}m_{\alpha }v^{2}[/tex], tính ra vận tốc ([tex]m_{\alpha }= 4,0015 . 1,66.10^{-27} kg[/tex])

Bài 2: Câu A


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 10:59:25 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011
Thầy có thể giải thích câu 2 vì sao chọn A ko ạ


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:12:00 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011

Bài 2:Chọn câu đúng: Khi ánh sáng Mặt trời chiếu qua lớp kính cửa sổ chúng ta không quan sát thấy hiện tượng tán sắc ánh sáng vì:
A.các tia sáng qua cửa sổ bị tán sắc nhưng các tia ló chồng chất lên nhau ,tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
B.kính cửa sổ là loại thuỷ tinh có chiết suất như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
C.kính cửa sổ không phải là lăng kính
D.ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng ánh sáng không kết hợp nên chúng không bị tán sắc


Bài này dùng loại suy thì ta dễ dàng ra đáp án. Ta thấy rằng câu B và D là sai rồi. Câu C kính cửa sổ không phải lăng kính là đúng, nhưng khi ánh sáng từ không khí vào thủy tinh vẫn có tán sắc, câu này không làm rõ vấn đề đang hỏi nên loại luôn.

Câu A đúng là vì: tấm kính cửa sổ có thể xem như một bản mặt song song. Ánh sáng chiếu vào và ló ra song song, cho nên các tia ló lại chồng lên nhau, trở lại thành ánh sáng trắng.


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:27:59 pm Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011
Cảm ơn thầy ĐiềnQuang nhiều , mong thầy giúp em thêm 2 câu này
Bài 3: Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ ,dùng tia [tex]\gamma[/tex] để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là [tex]\Delta t=20[/tex] phút,cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kì bán rã T =4 tháng [tex]\left(\Delta t\ll T \right)[/tex] và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia [tex]\gamma[/tex]như lần đầu?
A.28,2 phút          B.24,2 phút            C.40 phút           D.20 phút

Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng ,nguồn S phát bức xạ có bước sóng 500nm , khoảng cách giữa 2 khe là 1,5mm, màn quan sát E cách mặt phẳng 2 khe là 2,4m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường vuông góc với 2 khe ,thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A.0,3mm            B.0,6mm               C.0,8mm                D.0,4mm


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 01:50:56 pm Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011
Cảm ơn thầy ĐiềnQuang nhiều , mong thầy giúp em thêm 2 câu này
Bài 3: Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ ,dùng tia [tex]\gamma[/tex] để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là [tex]\Delta t=20[/tex] phút,cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kì bán rã T =4 tháng [tex]\left(\Delta t\ll T \right)[/tex] và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia [tex]\gamma[/tex]như lần đầu?
A.28,2 phút          B.24,2 phút            C.40 phút           D.20 phút


Bài này đã có người hỏi rồi, em xem các link:

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5537 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5537)

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5708 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5708)


Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng ,nguồn S phát bức xạ có bước sóng 500nm , khoảng cách giữa 2 khe là 1,5mm, màn quan sát E cách mặt phẳng 2 khe là 2,4m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường vuông góc với 2 khe ,thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A.0,3mm            B.0,6mm               C.0,8mm                D.0,4mm


Câu này thì xem ở đây:

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5475 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5475)


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: arsenal2011 trong 04:17:43 pm Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011
Câu 4 em chưa hiểu lắm thầy ơi , mong thầy nói rõ cho em tí


Tiêu đề: Trả lời: Vật lí hạt nhân
Gửi bởi: Điền Quang trong 07:25:29 pm Ngày 27 Tháng Mười Một, 2011

Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng ,nguồn S phát bức xạ có bước sóng 500nm , khoảng cách giữa 2 khe là 1,5mm, màn quan sát E cách mặt phẳng 2 khe là 2,4m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường vuông góc với 2 khe ,thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A.0,3mm            B.0,6mm               C.0,8mm                D.0,4mm

Cặp nhiệt điện thì em đã học hồi lớp 11 rồi, suất điện động của cặp nhiệt điện được tính bằng công thức:

[tex]\xi = \alpha _{T}\left(T_{1}-T_{1} \right)[/tex]

Tức là phụ thuộc vào nhiệt độ của 2 đầu mối hàn. Ở đây 1 đầu mối hàn đã được đặt trên màn (E), đầu kia của mối hàn có thể xem như đặt ở nơi có nhiệt độ thấp hơn.

Vậy thì kim điện kế sẽ lệch nhiều nhất khi mà chênh lệch nhiệt độ lớn nhất. Vậy thì mối hàn đặt trên màn (E) sẽ có độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất (với đầu kia) khi nó ở đâu?

Khi mối hàn ở vân tối thì chưa phải là độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất đươc. Khi mối hàn ở vân sáng, thì do quang năng chuyển hoá thành nhiệt năng nung nóng mối hàn mà làm tăng nhiệt độ mối hàn, do đó làm cho điện kế lệch nhiều nhất.

Do đó: cứ dịch chuyển mối hàn trên màn (E), thì cứ sau 1 khoảng vân i (khoảng cách giửa 2 vân sáng liên tiếp) thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất.