Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 09:27:02 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6150



Tiêu đề: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: arsenal2011 trong 09:27:02 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài 1: Cho mạch điện RCL mắc nối tiếp theo thứ tự R, C, L trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được [tex]R=100\Omega[/tex].Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều tần số f = 50Hz. Thay đổi L người ta thấy khi [tex]L=L_{1}[/tex]và khi [tex]L=L_{2}=\frac{L_{1}}{2}[/tex] thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch như nhau nhưng cường độ dòng điện tức thời vuông pha nhau. Giá trị của L1 và điện dung C lần lượt là:
[tex]A.L_{1}=\frac{4}{\pi }\left(H \right);C=\frac{3.10^{-4}}{2\pi }\left(F \right)[/tex]   [tex]B.L_{1}=\frac{4}{\pi }\left(H \right);C=\frac{10^{-4}}{3\pi }\left(F \right)[/tex]     [tex]C.L_{1}=\frac{2}{\pi }\left(H \right);C=\frac{10^{-4}}{3\pi }\left(F \right)[/tex]      [tex]D.L_{1}=\frac{1}{4\pi }\left(H \right);C=\frac{3.10^{-4}}{\pi }\left(F \right)[/tex]

Bài2: Một ăng ten ra đa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra đa .Thời gian từ lúc ăng ten phát đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120[tex]\mu s[/tex].ăng ten quay với tốc độ góc 0,5 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay ,ăng ten lại phát sóng điện từ , thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 117[tex]\mu s[/tex].Tính vận tốc trung bình của máy bay ,biết vận tốc ánh sáng trong không khí bằng [tex]c=3.10^{8}m/s[/tex]
A.810km/h           B.1200km/h              C.910km/h               D.850km/h




Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:58:10 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài 1: Cho mạch điện RCL mắc nối tiếp theo thứ tự R, C, L trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được [tex]R=100\Omega[/tex].Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều tần số f = 50Hz. Thay đổi L người ta thấy khi [tex]L=L_{1}[/tex]và khi [tex]L=L_{2}=\frac{L_{1}}{2}[/tex] thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch như nhau nhưng cường độ dòng điện tức thời vuông pha nhau. Giá trị của L1 và điện dung C lần lượt là:
[tex]A.L_{1}=\frac{4}{\pi }\left(H \right);C=\frac{3.10^{-4}}{2\pi }\left(F \right)[/tex]   [tex]B.L_{1}=\frac{4}{\pi }\left(H \right);C=\frac{10^{-4}}{3\pi }\left(F \right)[/tex]     [tex]C.L_{1}=\frac{2}{\pi }\left(H \right);C=\frac{10^{-4}}{3\pi }\left(F \right)[/tex]      [tex]D.L_{1}=\frac{1}{4\pi }\left(H \right);C=\frac{3.10^{-4}}{\pi }\left(F \right)[/tex]
+ GT L1 và L2 cho cùng công suất ==>[tex]Z_1=Z_2[/tex](Z1 chứa L1, Z_2 chứa L2)
==> [tex]Z_{L1}-Z_C=-Z_{L2}+Z_C ==> Z_C=(Z_{L1}+Z_{L2})/2=3.Z_{L1}/4[/tex]
+ Do Z bằng nhau, I bằng nhau
==> [tex]Do L1>L2 ==> \varphi_1=-\varphi_2 ==> \varphi_u - \varphi_i1=-\varphi_u + \varphi_i2 [/tex]
==> [tex]\varphi_u=\varphi_i1+\frac{\pi}{4} ==> \varphi_u - \varphi_i1=\frac{\pi}{4} ==> R=ZL1-ZC[/tex]
[tex]ZL1/4=R ==> ZL1=400\Omega ==> L1=4/\pi, ZC=300 ==> C=10^{-4}/3\pi[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:59:21 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Câu2:
TH1) Khoảng cách tới máy bay:
L1=(1/2).c.t1 = (1/2).3.10^8.120.10^(-6) (m)=18000(m)=18(km)

TH2) Khoảng cách tới máy bay tại vòng quay tiêp theo của ăng-ten rađa:
L2=(1/2).c.t2 =(1/2).3.10^8.117.10^(-6)(m)=17550(m)
Thời gian giữa 2 lần đo khoảng cách máy bay:
T=2(s)
Vậy vận tốc trung bình của máy bay:
Vtb = (L - L2)/T = (18000m - 17550m)/2s=225m/s = 810km/h


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:39:52 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Câu2:
TH1) Khoảng cách tới máy bay:
L1=(1/2).c.t1 = (1/2).3.10^8.120.10^(-6) (m)=18000(m)=18(km)

TH2) Khoảng cách tới máy bay tại vòng quay tiêp theo của ăng-ten rađa:
L2=(1/2).c.t2 =(1/2).3.10^8.117.10^(-6)(m)=17550(m)
Thời gian giữa 2 lần đo khoảng cách máy bay:
T=2(s)
Vậy vận tốc trung bình của máy bay:
Vtb = (L - L2)/T = (18000m - 17550m)/2s=225m/s = 810km/h
Theo trieubeo thời gian sóng  đến gặp vật phản xạ và thời gian sóng quay lại máy bay là không bằng nhau vì máy bay đang chuyển động chứ không đứng yên nên ngulau lay L1=(1/2).c.t1 là hình như không đúng?


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:47:36 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
sóng điện từ gặp máy bay và phản xạ lại ngay mà.


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: habilis trong 11:51:33 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Có thể ngulau211 cho rằng vận tốc máy bay quá nhỏ so với c nên khi sóng phản xạ lại thì máy bay bay thêm không đáng kể.


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:08:24 am Ngày 13 Tháng Mười Một, 2011
Đáp án đúng rồi mọi người à


Tiêu đề: Trả lời: 2 bài vật lý hay
Gửi bởi: arsenal2011 trong 01:20:54 am Ngày 13 Tháng Mười Một, 2011
Tiếp câu này nào mọi người  , giải chi tiết dùm em nha ,em kém phần này

Bài 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng ,khe hẹp S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 ,khoảng cách từ S tới mặt phẳng chứa 2 khe S1 , S2 là 80cm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,6mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m.O là vị trí vân trung tâm .Cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với màn .Để cường độ sáng tại O chuyển từ cực đại sang cực tiểu thì S phải dịch chuyển 1 đoạn tối thiếu bằng :
A.0,4mm            B.0,2mm              C.0,6mm              D.0,8mm

Bài 4:Chiếu lần lượt 3 bức xạ có bước sóng theo tỷ lệ [tex]\lambda _{1}:\lambda _{2}:\lambda _{3}=3:4:5[/tex]vào catốt của 1 tế bào quang điện thì nhận được các electron có vận tốc ban đầu cực đại tỷ lệ [tex]v_{1}:v_{2}:v_{3}=3:k:1[/tex]Trong đó k bằng:
[tex]A.\sqrt{3}[/tex]        [tex]B.\sqrt{2}[/tex]            [tex]C.2[/tex]           [tex]D.\sqrt{5}[/tex]