Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 11:02:54 pm Ngày 11 Tháng Mười Một, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6144



Tiêu đề: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:02:54 pm Ngày 11 Tháng Mười Một, 2011
Bài1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ,khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8cm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1,2mm. Chiếu đồng thời 2 bức xạ trùng nhau [tex]\lambda _{1}=0,75\mu m[/tex] và [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex]vào 2 khe thì khoảng cách của các vân tối tính từ tâm của vùng giao thoa là:
[tex]A.x =4,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]     [tex]B.x =3,375t + 1,6875(mm), t\in Z[/tex]     [tex]C.x =5,634t + 3,2640(mm), t\in Z[/tex]       [tex]D.x =2,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]

Bài2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng Young nguồn đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda =0,6\mu m[/tex]đặt cách màn của 2 khe một khoảng d = 50cm ,đặt lệch khỏi trục đối xứng về phía S1 một khoảng 1,3mm. Hai khe cách nhau a = S1S2 =1,5mm. Màn cách 2 khe 1 đoạn D =2m.Nếu đặt S trên trục đối xứng thì vân trung tâm ở O. Hỏi trên đoạn MN = 8mm ( O là trung điểm MN) sẽ có bao nhiêu vạch đen?
A.9               B.10                C.11                 D.13


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:25:26 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ,khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8cm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1,2mm. Chiếu đồng thời 2 bức xạ trùng nhau [tex]\lambda _{1}=0,75\mu m[/tex] và [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex]vào 2 khe thì khoảng cách của các vân tối tính từ tâm của vùng giao thoa là:
[tex]A.x =4,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]     [tex]B.x =3,375t + 1,6875(mm), t\in Z[/tex]     [tex]C.x =5,634t + 3,2640(mm), t\in Z[/tex]       [tex]D.x =2,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]


Em xem thử bài viết đã đăng trong trang chủ


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:33:49 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ,khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8cm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1,2mm. Chiếu đồng thời 2 bức xạ trùng nhau [tex]\lambda _{1}=0,75\mu m[/tex] và [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex]vào 2 khe thì khoảng cách của các vân tối tính từ tâm của vùng giao thoa là:
[tex]A.x =4,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]     [tex]B.x =3,375t + 1,6875(mm), t\in Z[/tex]     [tex]C.x =5,634t + 3,2640(mm), t\in Z[/tex]       [tex]D.x =2,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]
(a>D??)
Mình xin chỉnh lại a=0,8mm, D=1,2m


Nhận xét các vân tối ứng với k là bán nguyên.

Điều kiện vận trùng 2 vân là : [tex]k_1.\lambda_1=k_2.\lambda_2[/tex]
==> Để có vân tối trong vùng giao thoa thì k_1 và k_2 phải là số bán nguyên
==> [tex]k_1:k_2=1,5:2,5[/tex]
==> Vậy vân trùng đầu tiên thỏa khi [tex]k_1=1,5 ; k_2=2,5[/tex] ==> khoảng cách vân trùng đầu tiên đến vân trung tâm là [tex]i'=1,5.\lambda_1.\frac{D}{a}[/tex]
==> Các vị trí vân tối khác là [tex]x_n=(2n+1).i' = 3,375n+1,687[/tex] (n thuộc Z)



Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:05:47 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ,khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,8cm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1,2mm. Chiếu đồng thời 2 bức xạ trùng nhau [tex]\lambda _{1}=0,75\mu m[/tex] và [tex]\lambda _{2}=0,45\mu m[/tex]vào 2 khe thì khoảng cách của các vân tối tính từ tâm của vùng giao thoa là:
[tex]A.x =4,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]     [tex]B.x =3,375t + 1,6875(mm), t\in Z[/tex]     [tex]C.x =5,634t + 3,2640(mm), t\in Z[/tex]       [tex]D.x =2,765t + 2,6343(mm), t\in Z[/tex]


Em xem thử bài viết đã đăng trong trang chủ
Theo bài viết sau khi có ĐK vân trùng phải loại nghiệm bằng cách xét các TH
Theo trieubeo thì việc này không cần vì khi ta tối giản
[tex]k_1:k_2=\lambda_2:\lambda_1=a:b [/tex] thì tới đây ta có thể nhận biết vân nào trùng vân nào rồi.
TH1: a,b đều lẻ
* Bài Toán Y/C tìm vân tối

+ vân tối trùng vân tối ==> vân trùng đầu tiên gần vân trung tâm nhất ứng với k1=a/2 và k2=b/2
[tex]==> i'=(a/2).\lambda_1.D/a ==> x_n=(2n+1)i'[/tex]
* BT Y/C Tìm vân sáng
+ Vân sáng trùng vân sáng ==>vân trùng đầu tiên gần vân trung tâm nhất ứng với k_1=a và k_2=b
[tex]==> i'=(a).\lambda_1.D/a ==> x_n=ni'[/tex]
TH2: a hay b lẻ
*BT Y/C Tìm vân tối
+ Không có vân tối
* BT Y/C Tìm vân trùng (sáng trùng tối)
+ a lẻ : vân tối k1 trùng vân sáng k2 ==> [tex]x_n=(2n+1)(a/2).\lambda_1.D/a[/tex]
+ a chẵn: vân sáng k1 trùng với vân tối k2 ==> [tex]x_n=(2n+1).(b/2)\lambda_2.D/a[/tex]
*Bt Y/C Tìm Vân sáng
+ vân sáng k1 trùng vân sáng k2 ==> [tex]x_n=n.a.\lambda_1.D/a[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 03:29:23 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Bài2: Trong thí nghiệm giao thoa sóng Young nguồn đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda =0,6\mu m[/tex]đặt cách màn của 2 khe một khoảng d = 50cm ,đặt lệch khỏi trục đối xứng về phía S1 một khoảng 1,3mm. Hai khe cách nhau a = S1S2 =1,5mm. Màn cách 2 khe 1 đoạn D =2m.Nếu đặt S trên trục đối xứng thì vân trung tâm ở O. Hỏi trên đoạn MN = 8mm ( O là trung điểm MN) sẽ có bao nhiêu vạch đen?
A.9               B.10                C.11                 D.13
+[tex]i=\frac{\lambda.D}{a}=0,8mm[/tex]
+Tìm số vân tối khi chưa lệch : [tex]MN/2i=10[/tex] ==> vân tối : 10 vân (2 vân biên là 2 vân sáng), vân sáng 11
+ Khi bị lệch vể phía S1(đoạn dy) thì hệ vân giao thoa dịch đi 1 đoạn dx về phía nguồn S2
[tex]dx=|D/d|.dy=5,2mm ==> dx=6,5i = 6i + 0,5i[/tex]
Khi dịch chuyển 6i thì hệ vân sáng tối không thay đổi, khi dịch thêm 0,5i thì vân tối thế chỗ vân sáng ==> vân tối tăng thêm 1 còn vân sáng giảm đi 1 ==> vân tối 11, vân sáng 10


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng khó
Gửi bởi: arsenal2011 trong 05:07:40 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2011
Thanks các thầy nhiều nha ,em mong các thầy và các bạn sẽ giúp đỡ em nhiệt tình như thế này    =d> =d> =d>