Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: phuongmai20062008 trong 11:37:58 pm Ngày 07 Tháng Mười Một, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6121



Tiêu đề: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: phuongmai20062008 trong 11:37:58 pm Ngày 07 Tháng Mười Một, 2011
Quan sát sóng trên sợi dây. Thấy hai điểm M va N trên dây cách nhau 150cm và có M sớm pha hơn N [tex]2\pi[/tex]/3. Từ M đến N có 3 điểm vuông pha với M. Biết tần số f=10Hz. Tính vận tốc truyền  sóng trên dây
A. 100cm/s
B. 800cm/s
C. 900cm/s
D. 80m/s


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:14:20 am Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Bài này có ẩn khúc gì mà phuongmai20062008 đặt tiêu đề dữ vậy


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: phuongmai20062008 trong 08:22:09 am Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Kính xin Thầy Dauquangduong xem lại cách giải 1 chút. Nếu theo cách giải của thầy thì M đang trễ pha hơn N. Bài này có đáp án đúng. Trong 4 đáp án trên.


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:57:32 am Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Độ lệch pha giữa M và N là 2pi/3 đúng rồi chứ? và giải như thầy Duong thì lamda=112,5cm
Nếu lấy từng đáp án mà tính thì:
v=100cm/s ->lamda=10cm
v=800cm/s ->lamda=80cm
v=900cm/s ->lamda=90cm
v=80m/s -> lamda =800cm
trong khi những điểm dao động vuông pha cách nhau: d=(2k+1)lamda/4 (k=0,1,2..)
lấy M làm góc, thì điểm thứ 4 vuông pha với M phải cách M: d=7.lamda/4. thay các giá trị lamda ở trên. Thấy có đáp án C thỏa mãn bài toán trên MN có 3 điểm dao động vuông pha với M( vì MN=150cm)

Vậy, mâu thuẩn của bài toán trên là đâu?


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Quang Dương trong 01:41:51 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Kính xin Thầy Dauquangduong xem lại cách giải 1 chút. Nếu theo cách giải của thầy thì M đang trễ pha hơn N. Bài này có đáp án đúng. Trong 4 đáp án trên.

Giải lại cho chính xác !
Nếu M sớm pha hơn N [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex]

Vẽ giản đồ vectơ quay ta thấy độ lệch pha giữa M và N là : [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi }{3} + 2 \pi[/tex]

Mà  [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi. d }{\lambda } \Rightarrow d = \frac{4\lambda }{3}[/tex]

Hay  [tex]\lambda = \frac{3d}{4} = 112,5 cm[/tex]

[tex]v = \lambda .f = 1125cm/s[/tex]

Nếu M chậm pha hơn N [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex] ( cũng có nghĩa là M sớm pha hơn N [tex]\frac{4\pi }{3}[/tex]

Vẽ giản đồ vectơ quay ta thấy độ lệch pha giữa M và N là : [tex]\Delta \varphi = \frac{4\pi }{3} + 2 \pi[/tex]

Mà  [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi. d }{\lambda } \Rightarrow d = \frac{5\lambda }{3}[/tex]

Hay  [tex]\lambda = \frac{3d}{5} = 90 cm[/tex]

[tex]v = \lambda .f = 900cm/s[/tex].

Đáp án C



Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 04:25:27 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Vậy, mục đích bài này là gì?nếu bài này không cho đáp án. không cho giữa M và N có 3 diểm dao động cùng pha với M. thì giải sẽ có hai đáp số.


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:14:56 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Kính xin Thầy Dauquangduong xem lại cách giải 1 chút. Nếu theo cách giải của thầy thì M đang trễ pha hơn N. Bài này có đáp án đúng. Trong 4 đáp án trên.

Giải lại cho chính xác !
Nếu M sớm pha hơn N [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex]

Vẽ giản đồ vectơ quay ta thấy độ lệch pha giữa M và N là : [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi }{3} + 2 \pi[/tex]

Mà  [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi. d }{\lambda } \Rightarrow d = \frac{4\lambda }{3}[/tex]

Hay  [tex]\lambda = \frac{3d}{4} = 112,5 cm[/tex]

[tex]v = \lambda .f = 1125cm/s[/tex]

Nếu M chậm pha hơn N [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex] ( cũng có nghĩa là M sớm pha hơn N [tex]\frac{4\pi }{3}[/tex]

Vẽ giản đồ vectơ quay ta thấy độ lệch pha giữa M và N là : [tex]\Delta \varphi = \frac{4\pi }{3} + 2 \pi[/tex]

Mà  [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi. d }{\lambda } \Rightarrow d = \frac{5\lambda }{3}[/tex]

Hay  [tex]\lambda = \frac{3d}{5} = 90 cm[/tex]

[tex]v = \lambda .f = 900cm/s[/tex].

Đáp án C


Theo trieubeo nghi GT cho 3 điểm vuông pha với M thì chỉ có đáp án 1 thôi chứ thầy Dương vì đề nói M sớm pha hơn rồi, thầy cho trieubeo hoi tại sao lại phải xét TH2


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:27:55 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2011
Nghĩa là đề không chính xác !
Phải sửa lại giả thiết là : M và N lệch pha nhau [tex]\frac{2\pi }{3}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:16:01 am Ngày 10 Tháng Mười Một, 2011
Bài này hay đó chứ. có điều ngulau thắc mắc chỗ này:
nếu trên đường tròn lượng giác điểm M ở vị trí 0 độ. điểm N ở vị trí 2pi/3 hoặc 4pi/3.
Vậy thì kết luận nhanh pha và chậm pha như thế nào?
- N ở 2pi/3 thì kết luận N nhanh pha hơn M
- N ở 4pi/3 thì kết luận chậm pha hơn M


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: phuongmai20062008 trong 12:23:02 pm Ngày 10 Tháng Mười Một, 2011
Thầy DauQuangDuong đưa ra cách giải này cũng hợp lý nhưng Thầy nên chú ý giữa M và N lệch pha nhau 2/3 thì tất nhiên có 2 trường hợp. Tôi lấy thí dụ này cho đơn giản
TH1: M trễ pha so với N thì: xM=A1cost; xN=A2cos(t+2/3)
TH2: M sớm pha so với N thì : xM=A1cost; xN=A2cos(t-2/3)
Cách giải của thầy trường hợp 2 là M sớm pha so với N không phải M trễ pha 2/3 so với N như theo thầy hiểu.
Khi tính độ lệch pha =2d/=2+4/3 (đáng lẽ =2d/=4-2/3) thì điểm M mới sớm pha 2/3 so với N và từ M đến N còn có 3 điểm vuông pha với M.
Bài toán này đề bài như vậy là CHUẨN không cần phải sửa bất kỳ 1 dữ kiện nào. Tôi thấy chỉ còn dạng này là trong đề đại học chưa có ở phần sóng cơ nên đưa ra để các thầy cô tham khảo.
Đáp số bài này là v=900cm/s.



Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:12:52 pm Ngày 10 Tháng Mười Một, 2011
ngulau muốn hỏi phuongmai: trên vòn tròn lượng giác quy ước thế nào là sơm pha, thế nào là chậm pha.
ví dụ
nếu trên đường tròn lượng giác điểm M ở vị trí 0 độ. điểm N ở vị trí 2pi/3 hoặc 4pi/3.
Vậy thì kết luận nhanh pha và chậm pha như thế nào?
- N ở 2pi/3 thì kết luận N nhanh pha hơn M?
- N ở 4pi/3 thì kết luận chậm pha hơn M?


Tiêu đề: Trả lời: Gửi các thầy cô 1 bài sóng cơ. Đặc biệt là Thầy: ngulau211
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 01:26:01 pm Ngày 10 Tháng Mười Một, 2011
ngulau muốn hỏi phuongmai: trên vòn tròn lượng giác quy ước thế nào là sơm pha, thế nào là chậm pha.
ví dụ
nếu trên đường tròn lượng giác điểm M ở vị trí 0 độ. điểm N ở vị trí 2pi/3 hoặc 4pi/3.
Vậy thì kết luận nhanh pha và chậm pha như thế nào?
- N ở 2pi/3 thì kết luận N nhanh pha hơn M?
- N ở 4pi/3 thì kết luận chậm pha hơn M?
Ta có thể KL N nhanh pha hơn M 4pi/3 hay N chậm pha hơn M 2pi/3 đều được