Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: nhuutin trong 12:51:20 am Ngày 23 Tháng Mười, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6063



Tiêu đề: Bài toán mạch cầu điện trở
Gửi bởi: nhuutin trong 12:51:20 am Ngày 23 Tháng Mười, 2011
Cho mạch điện như hình, C1=C2=C3=C, R1 là biến trở, R2= 600 om,U=120V.
a.Tính hiệu điện thế giữa 2 bản mỗi tụ theo R1, áp dụng R1=400 om
b. biết U giới hạn môĩ tụ là 70V. Hỏi R1 có thể thay đổi trong khoảng nào?


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán mạch cầu điện trở
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:37:41 am Ngày 23 Tháng Mười, 2011
Cho mạch điện như hình, C1=C2=C3=C, R1 là biến trở, R2= 600 om,U=120V.
a.Tính hiệu điện thế giữa 2 bản mỗi tụ theo R1, áp dụng R1=400 om
b. biết U giới hạn môĩ tụ là 70V. Hỏi R1 có thể thay đổi trong khoảng nào?
Câu a: Xem hình bên dưới:


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán mạch cầu điện trở
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:42:58 am Ngày 23 Tháng Mười, 2011
b. biết U giới hạn môĩ tụ là 70V. Hỏi R1 có thể thay đổi trong khoảng nào?


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán mạch cầu điện trở
Gửi bởi: LP2012 trong 11:17:38 am Ngày 23 Tháng Mười, 2011
 :-t Bài này đâu phải bài mạch cầu điện trở? ::). Nhờ các thầy cô và các bạn chỉ ra dạng chung?


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán mạch cầu điện trở
Gửi bởi: Điền Quang trong 08:42:52 am Ngày 25 Tháng Mười, 2011
:-t Bài này đâu phải bài mạch cầu điện trở? ::). Nhờ các thầy cô và các bạn chỉ ra dạng chung?
Điền Quang nghĩ dạng mạch cầu có thể chia thành các dạng nhỏ như vầy:

    ~O) Mạch cầu gồm toàn điện trở:
Dạng này chắc mọi người đều quen thuộc, trong dạng này lại chia ra thành hai trường hợp:

   y:) Mạch cầu cân bằng: Tích của hai điện trở chéo nhau bằng nhau. Đây là trường hợp đơn giản nhất của mạch cầu. Lúc này ta có thể tháo bỏ "cầu điện trở" ra rồi giải bình thường.

    y:) Mạch cầu không cân bằng: Điều kiện trên không thỏa thì là không cân bằng. Trường hợp này ta giải bằng cách biến đổi mạch từ dạng tam giác sang dạng sao; hoặc có thể dùng các định luật về dòng điện ở các nút.     

     ~O) Mạch cầu gồm điện trở và tụ điện :

Nếu cần ta chia nhỏ như thế này: 

   y:) Mạch cầu gồm điện trở và 1 tụ:
Dạng này thì đơn giản rồi, ta tính các hiệu điện thế bình thường, rồi từ đó tính được HĐT ở hai đầu tụ. Rồi giải ra.

   y:) Mạch cầu gồm điện trở và 2  hoặc 3 tụ:
Đây là dạng mà nhuutin đã hỏi, dạng này thì như bên dưới đã giải ra.

Trước hết giả thiết dấu ở các bản tụ. (Tụ không tích điện trước.)

Dùng ĐL Ohm cho đoạn mạch tính các HĐT. (1)

Dùng ĐL bảo toàn điện tích, suy ra mối quan hệ giữa các HĐT giữa 2 đầu tụ mỗi tụ.  (2)

Từ các phương trình thiết lập ở (1) và (2) ta giải bài toán.

     ~O) Mạch cầu gồm toàn tụ điện:
Trước hết giả thiết dấu ở các bản tụ. (Tụ không tích điện trước.)

Dạng này thì ta chỉ dùng ĐL bảo toàn điện tích rồi giải thôi.

     ~O) Một chút suy nghĩ: Thực ra việc chia dạng này cũng không cần thiết lắm, vì mạch điện biến đổi rất đa dạng, chúng ta nên nắm vững một số phương pháp thường dùng cho mạch điện (ĐL Ohm, ĐL về nút mạng, ĐL bảo toàn điện tích cho các bản tụ,v.v.)

        Sau đó do quen dần cách nhìn mạch điện và phương pháp giải toán mà khi gặp một mạch điện mới ta sẽ giải được bài toán.
   
       Đó là những suy nghĩ của ĐQ, có gì chưa chính xác mong mọi người chỉ cho.