Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:04:01 pm Ngày 10 Tháng Chín, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5961



Tiêu đề: Bài toán về con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:04:01 pm Ngày 10 Tháng Chín, 2011
Lâm Nguyễn nhờ các bác giúp một bài toán mà Lâm Nguyễn lấy từ thuvienvatly về mà không biết giải sao, thấy khó quá.
Cảm ơn các thầy cô và các bạn nhiều.


Câu 9: Cho cơ hệ như hình bên, lò xo có khối lượng không đáng kể độ cứng k=100N/m gắn với vật m=250g. Vật m0=100g chuyển động thẳng đều đến va chạm xuyên tâm với m, sau va chạm 2 vật chuyển động cùng vận tốc và làm lò xo nén tối đa một đoạn [tex]\Delta l_{0}=2cm[/tex]. Bỏ qua mọi ma sát. Sau khi m0 tách khỏi m thì m dao động với biên độ nào sau đây?
   A. 2,6cm      B. 1,69cm      C. 1,54cm      D. 2cm




Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về con lắc lò xo.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:12:40 am Ngày 11 Tháng Chín, 2011
Lâm Nguyễn nhờ các bác giúp một bài toán mà Lâm Nguyễn lấy từ thuvienvatly về mà không biết giải sao, thấy khó quá.
Cảm ơn các thầy cô và các bạn nhiều.


Câu 9: Cho cơ hệ như hình bên, lò xo có khối lượng không đáng kể độ cứng k=100N/m gắn với vật m=250g. Vật m0=100g chuyển động thẳng đều đến va chạm xuyên tâm với m, sau va chạm 2 vật chuyển động cùng vận tốc và làm lò xo nén tối đa một đoạn [tex]\Delta l_{0}=2cm[/tex]. Bỏ qua mọi ma sát. Sau khi m0 tách khỏi m thì m dao động với biên độ nào sau đây?
   A. 2,6cm      B. 1,69cm      C. 1,54cm      D. 2cm



+ Xét hệ chuyển động từ vị trí nén [tex]\Delta L_0=A=2cm[/tex] ==> Vận tốc hệ lớn nhất tại vị trí cân bằng ==> [tex]V_{he}=v_1=v_2=A.\sqrt{\frac{k}{m+m_0}}[/tex]
+ Trong suốt quá trình chuyển động từ [tex]\Delta L_0[/tex] đến VTCB vật m1 luôn áp sát m0, đến VTCB a=0 ==> lực tác dụng m0=0 ==> [tex]m_0[/tex] tách ra m1 với vận tốc [tex]v_2'[/tex], còn vật [tex] m_1[/tex] chuyển động với vận tốc [tex]v_1'[/tex].
+ Áp dụng ĐLBTĐL và ĐLBTNL ==> [tex]v_1' = \frac{(m_1-m_2)v_1+2m_2.v_2}{m_1+m_2}=V_{he}[/tex] và [tex]v_2' = \frac{(m_2-m_1)v_2+2m_1.v_1}{m_1+m_2}=V_{he}[/tex]
+ vật 1 đi với [tex]v_{max}=v_1' = A'.\omega'[/tex] ==> [tex]A.\sqrt{\frac{k}{m+m_0}}=A'.\sqrt{\frac{k}{m_1}[/tex] ==> A'=1,6903cm