Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: LTV06061994 trong 02:35:26 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5911



Tiêu đề: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
Gửi bởi: LTV06061994 trong 02:35:26 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Bài 1: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng để có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc[tex]\omega[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega[/tex] thi biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega[/tex] = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
   A. 40g            B. 10g            C. 120g            D. 100g

Bài 2: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100g và lò xo nhẹ độ cứng 100N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ Fo và tần số f1=4 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ Fo và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2=5 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2.
   A. A1<A2         B. A1=A2         C. A2<A1           D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Mong các thầy giúp em, em cám ơn nhiều!


Tiêu đề: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
Gửi bởi: havang1895 trong 02:56:11 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Bài 1: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng để có độ cứng 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc[tex]\omega[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega[/tex] thi biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega[/tex] = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
   A. 40g            B. 10g            C. 120g            D. 100g

Bài 2: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100g và lò xo nhẹ độ cứng 100N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ Fo và tần số f1=4 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ Fo và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2=5 (Hz) thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2.
   A. A1<A2         B. A1=A2         C. A2<A1           D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Mong các thầy giúp em, em cám ơn nhiều!
bài 1: có w, có k -->m. Đây là hiện tượng cộng hưởng.
bài 2: Có k, có m --> f0. So sánh với f1, f2. thằng nào gần f0 hơn thì biên độ lớn hơn (hiện tượng cộng hưởng diễn ra rõ rệt hơn).


Tiêu đề: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
Gửi bởi: LTV06061994 trong 03:31:06 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Thầy có thể mô tả và giải thích kĩ hơn hiện tượng trong hai bài này giúp em được không ạ. Em cám ơn nhiều!


Tiêu đề: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
Gửi bởi: havang1895 trong 03:38:41 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Ở bài 1, biên độ đạt giá trị cực đại khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Khi đó w của ngoại lực bằng w0 riêng của hệ. Từ điều kiện bài toán cho rằng biên độ đạt giá trị cực đại nên w = w0 = can(k/m) --> m. Nhớ đổi đơn vị.
Tương tự ở bài 2, ta tính được f0 = căn(m/k). Biên độ sẽ tăng khi f càng gần với f0. Vì vậy giá trị nào gần với f0 nhất (gần với f để xảy ra cộng hưởng) thì biên độ là lớn hơn.


Tiêu đề: Trả lời: Hai bài dao động hơi khó hiểu, mong các thầy giúp em phương pháp làm.
Gửi bởi: LTV06061994 trong 03:48:47 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
Em cám ơn nhiều ạ! Em sẽ còn hỏi nhiều, mong thầy giúp :D