Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LÒ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI - OLYMPIC => Tác giả chủ đề:: nguyen_lam_nguyen81 trong 02:22:18 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5823



Tiêu đề: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 02:22:18 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
 [-O<
Một quả nặng có khối lượng m, nằm trên mặt phẳng nằm ngang, được gắn với lò xo nhẹ có độ cứng k lò xo theo phương thẳng đứng. Đầu tự do của lò xo bắt đầu được nâng lên thẳng đứng với vận tốc v không đổi.
1.Mô tả chuyển động của vật m.
2.Xác định độ biến dạng cực đại của lò xo.

Nhờ các thầy cô và các bạn giúp Lâm Nguyễn.  [-O<


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:31:33 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
[-O<
Một quả nặng có khối lượng m, nằm trên mặt phẳng nằm ngang, được gắn với lò xo nhẹ có độ cứng k lò xo theo phương thẳng đứng. Đầu tự do của lò xo bắt đầu được nâng lên thẳng đứng với vận tốc v không đổi.
1.Mô tả chuyển động của vật m.
2.Xác định độ biến dạng cực đại của vật m.

Nhờ các thầy cô và các bạn giúp Lâm Nguyễn.  [-O<
vật m bị biến dạng hả? sao lạ quá?


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: havang1895 trong 08:52:07 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
Vật m chuyển động thẳng đều đi lên, đến lúc lò xo không thể nén được nữa thì độ biến dạng lúc đó là cực đại  :.))


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 09:09:49 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
Vật m chuyển động thẳng đều đi lên, đến lúc lò xo không thể nén được nữa thì độ biến dạng lúc đó là cực đại  :.))

Liệu có phải không ạ? Vì lúc đầu khi kéo một đầu lên dưới tác dụng của trọng lực P lò xo sẽ giãn vật m còn đứng yên.........................???

Liệu có phải vật m sẽ dao động điều hòa với chu kỳ [tex]T=2.\Pi .\sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]
Với biên độ A=[tex]\Lambda l=\frac{mg}{k}[/tex]

Lâm Nguyễn không biết là như thế nào?



Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen van dat trong 10:05:27 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
tùy vào hệ quy chiếu được chọn mà sự mô tả chuyển động của vật sẽ khác nhau.


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: havang1895 trong 10:13:08 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
 :D
Tớ nghĩ nếu tác dụng một lực không đổi thì có lí chứ vận tốc không đổi thì có nghĩa là vật chuyển động thẳng đều rồi chơ còn chi nữa. Nhỉ.


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen van dat trong 10:20:05 pm Ngày 24 Tháng Bảy, 2011
chỉ có điểm đầu trên của lò xo là chuyển động với tốc độ không đổi thôi.
vật gắn với đầu dưới thực hiện dao động điều hòa.


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:08:26 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2011
[-O<
Một quả nặng có khối lượng m, nằm trên mặt phẳng nằm ngang, được gắn với lò xo nhẹ có độ cứng k lò xo theo phương thẳng đứng. Đầu tự do của lò xo bắt đầu được nâng lên thẳng đứng với vận tốc v không đổi.
1.Mô tả chuyển động của vật m.
2.Xác định độ biến dạng cực đại của lò xo.

Nhờ các thầy cô và các bạn giúp Lâm Nguyễn.  [-O<
Không biết trieubeo hiẻu hiện tượng có sai? nhé.
Đầu trên lò xo chuyển động đều ==> có sự cân bằng giữa lực kéo và lực đàn hồi
- Hệ trãi qua 2 trạng thái :
(1) : lò xo đang giãn, nhưng lực đàn hồi chưa đủ thắng trọng lực cho đến khi k.\delta L_0 = mg
(2) : vật m bắt đầu rời sàn do được truyền vận tốc tại vị trí cân bằng (lò xo giãn Delta L0) với vận tốc bằng v (hướng lên) ==> vật m dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]==> với biên độ là [tex]A=\frac{v}{\omega}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: Quang Dương trong 02:09:19 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2011

Không biết trieubeo hiẻu hiện tượng có sai? nhé.
Đầu trên lò xo chuyển động đều ==> có sự cân bằng giữa lực kéo và lực đàn hồi
- Hệ trãi qua 2 trạng thái :
(1) : lò xo đang giãn, nhưng lực đàn hồi chưa đủ thắng trọng lực cho đến khi k.\delta L_0 = mg
(2) : vật m bắt đầu rời sàn do được truyền vận tốc tại vị trí cân bằng (lò xo giãn Delta L0) với vận tốc bằng v (hướng lên) ==> vật m dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]==> với biên độ là [tex]A=\frac{v}{\omega}[/tex]


Vật m bắt đầu rời sàn do được truyền vận tốc tại vị trí cân bằng (lò xo giãn Delta L0) với vận tốc bằng v (hướng lên) ==> vật m dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]==> với biên độ là [tex]A=\frac{v}{\omega}[/tex]
Đối với hệ quy chiếu nào ta có thể kết luận như trên ?


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: nguyen van dat trong 03:28:03 pm Ngày 25 Tháng Bảy, 2011
Hình như bạn trieubeo dùng hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
Nếu là vậy thì lập luận của bạn chưa đúng ở chỗ: vật m bắt đầu dời sàn với vận tốc v.
hiện tượng xảy ra phải là: vật m dời sàn từ vận tốc v = 0. Nó cần một khoảng thời gian thì vận tốc của nó mới tăng lên được.

Hơn nữa, do điểm đầu trên của con lắc không cố định, nên cho dù vật có được truyền vận tốc v ngay tức thời thì vật cũng không dao động với biên độ A = v/omega được.


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:36:51 am Ngày 10 Tháng Tám, 2011

Không biết trieubeo hiẻu hiện tượng có sai? nhé.
Đầu trên lò xo chuyển động đều ==> có sự cân bằng giữa lực kéo và lực đàn hồi
- Hệ trãi qua 2 trạng thái :
(1) : lò xo đang giãn, nhưng lực đàn hồi chưa đủ thắng trọng lực cho đến khi k.\delta L_0 = mg
(2) : vật m bắt đầu rời sàn do được truyền vận tốc tại vị trí cân bằng (lò xo giãn Delta L0) với vận tốc bằng v (hướng lên) ==> vật m dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]==> với biên độ là [tex]A=\frac{v}{\omega}[/tex]

Vật m bắt đầu rời sàn do được truyền vận tốc tại vị trí cân bằng (lò xo giãn Delta L0) với vận tốc bằng v (hướng lên) ==> vật m dao động điều hòa với tần số góc [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]==> với biên độ là [tex]A=\frac{v}{\omega}[/tex]
Đối với hệ quy chiếu nào ta có thể kết luận như trên ?
theo trieubeo nghĩ lúc đầu vật đứng yên trên sàn mà điểm treo lò xo cứ chuyển động với vận tốc V ==> vật năng đang chuyển động vơi vận tốc V so với điểm treo lò xo theo chiều hướng xuống, do vậy khi rời sàn nó coi như cũng đang chuyển động với điểm treo vận tốc V và đó cũng chính là Vmax và hướng xuống, chứ nói theo Thầy Đạt thì bài này chẳng tìm được biên độ sao
///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
Cũng giống như hiện tượng này : 1 Vật nặng ở VTCB lò xo giãn 2cm, 1 giá đỡ vật nặng ở vị trí lò xo giãn 1cm, chuyển động thẳng đều với vận tốc 2cm/s đi xuống. Tìm biên độ dao động.


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:31:04 am Ngày 11 Tháng Tám, 2011

theo trieubeo nghĩ lúc đầu vật đứng yên trên sàn mà điểm treo lò xo cứ chuyển động với vận tốc V ==> vật năng đang chuyển động vơi vận tốc V so với điểm treo lò xo theo chiều hướng xuống, do vậy khi rời sàn nó coi như cũng đang chuyển động với điểm treo vận tốc V và đó cũng chính là Vmax và hướng xuống, chứ nói theo Thầy Đạt thì bài này chẳng tìm được biên độ sao
///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////


Đó cũng là quan điểm của thầy nguyenvandat rồi


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: huutrien trong 12:26:47 am Ngày 31 Tháng Ba, 2012
Theo mình, khi vật bắt đâ chuyển động, ta gắn hệ qui chiếu vào đầu tu do của lo xo và coi như lúc này vật có vận tốc v hướng xuống :D


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về Con lắc lò xo.
Gửi bởi: dangthan trong 08:52:38 am Ngày 26 Tháng Bảy, 2012
Theo mình bài này giống như treo con lắc vào thanh máy và cho con lắc dao động thì chỉ có người đúng trong thang máy là thấy con lắc dao động điều hòa, còn người đứng trên trái đất thấy chuyển động của con lắc rất phức tạp, bài này thang máy chuyển động đều nên là hệ qc quán tính ko có lực qt nên vị trí cb vẫn là ở vị trí lx biến dạng denta(l)=mg/k, ban đầu đối với người đứng trên trái đất thấy vật đứng yên nhưng đối với người đúng trong thang máy thấy vật chuyển động với vận tốc v theo chiều hướng xuống, khi lx biến dạng denta(l) thì vật bắt đầu dao động từ vị trí cb có vận tốc v.