Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: miendathua trong 12:53:07 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5707



Tiêu đề: bài điên khó
Gửi bởi: miendathua trong 12:53:07 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011
Đặt điện áp xoay chiều U=100căn2coswt (có w thay đổi trên khoảng 100pi đến 200pi ) vào 2 đầu đoạn mạch R ,L ,C mắc nối tiếp . cho R=300 ôm , L=1/pi H , C=10^-4/pi F, hỏi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu L có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là ?
mong các bác giải chi tiết giùm


Tiêu đề: Trả lời: bài điên khó
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:12:34 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011
bạn viết biểu thức UL theo omega rồi biện luận bằng cách dùng đạo hàm. bài này mình làm rồi. nó hơi bị dài.
dạng bài toán cực trị trong điện xoay chiều, bạn tham khảo ở đây nhé
http://cothai.co.cc/vi/tai-nguyen/PP-giai-mon-vat-ly/Cuc-tri-trong-mach-dien-xoay-chieu-25/


Tiêu đề: Trả lời: bài điên khó
Gửi bởi: doituikhovai trong 08:35:40 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2011
Đặt điện áp xoay chiều U=100căn2coswt (có w thay đổi trên khoảng 100pi đến 200pi ) vào 2 đầu đoạn mạch R ,L ,C mắc nối tiếp . cho R=300 ôm , L=1/pi H , C=10^-4/pi F, hỏi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu L có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là ?
mong các bác giải chi tiết giùm
bai nay minh chi biet ct Ulmax thoi
Ulmax=2U.L/R.can 4LC-R^2.C^2


Tiêu đề: Trả lời: bài điên khó
Gửi bởi: giaovienvatly trong 01:21:20 am Ngày 29 Tháng Sáu, 2011
Xét sự biến đổi của UL theo w: khi w = 0 thì ZL = 0 nên UL = 0. Khi w vô cùng lớn thì ZL vô cùng lớn, I = 0, nên UL = U; khi w = 1/cănLC = 100pi (rad/s) thì mạch có cộng hưởng nên UL = ZL.Imax =100/3 (V). Đồ thị UL theo w là đường cong tăng dần từ 0 qua 100/3 (v) rồi tiệm cận 100 V.
Đoạn đồ thị mà w từ 100pi đến 200pi thì UL đồng biến theo w. Vì vậy, ULmin khi w = 100pi; UL max khi w =200pi. Chắc bạn tự tính được ULmin và ULmax.