Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Đậu Nam Thành trong 09:28:39 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5560



Tiêu đề: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 09:28:39 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
sóng dừng trên dây có bước sóng 20cm. tìm biên độ của bụng sóng


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 10:30:47 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
chịu


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: hongminh18 trong 10:34:38 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
thiếu dữ kiện bạn ơi.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:37:46 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
theo các bạn thì thiếu dữ kiện gì


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 11:08:45 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
biết đểm M cách nút (hoặc bụng)  gần nhất 1 đoạn x có biên độ là a. Thiếu x và a đó

Gửi admin. Sao post bài cứ bị lỗi "tốc độ ánh sáng" hoài (biết là để chặn spam), khó chịu quá. Rút thời gian chặn lại chút nữa đi. Với vài câu ngắn thì quả thật thời gian từ lúc vào reply đến lúc ấn post không tới 1 phút, Thanks.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: mu7beckham trong 11:11:20 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
Thế cho x và a thì bài này làm thế nào ạ?  :D


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:14:55 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
thế thì mình cho bài toán như sau: điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không. tìm biên độ của bụng sóng. biết bước sóng là 20cm


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 11:16:15 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
Dùng đường tròn, giống như cho li độ tại thời điểm t (a), thời gian từ vị trí đó đến biên hoặc VTCB (x) suy ra biên độ dđ vậy.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:43:12 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
thế thì mình cho bài toán như sau: điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không. tìm biên độ của bụng sóng. biết bước sóng là 20cm

Hình như bạn đang đánh đố anh em trong diễn đàn sao ý nhỉ?
Cho một bài toán khó ơi là khó? Sau đó anh em ý kiến là đề khó thì bạn lại cho thêm.

Giờ Lâm Nguyễn có ý kiến với bạn như sau.
Khó quá bạn ơi? Bạn giải giúp cho mình với.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:51:09 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011
thế thì mình cho bài toán như sau: điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không. tìm biên độ của bụng sóng. biết bước sóng là 20cm

Khó quá! Bạn có thể cho tớ đường link về đề có bài toán này không? Khó quá.
điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không
Đó là cho khoảng cách điểm dao động với biên độ max và min là một phần tư bước sóng từ đó cũng suy ra là bước sóng có giá trị là 20 cm đúng không ạ?


Khó quá.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:32:25 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2011
thế thì mình cho bài toán như sau: điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không. tìm biên độ của bụng sóng. biết bước sóng là 20cm

Khó quá! Bạn có thể cho tớ đường link về đề có bài toán này không? Khó quá.
điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không
Đó là cho khoảng cách điểm dao động với biên độ max và min là một phần tư bước sóng từ đó cũng suy ra là bước sóng có giá trị là 20 cm đúng không ạ?


Khó quá.

thực ra mình cũng đang phân vân giống như nguyễn lâm nguyễn. biên độ của bụng sóng có phải là: A=lamda/4 không?
các bạn cho ý kiến với?


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: hoc sinh 11 trong 09:29:47 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2011
Theo mình bài này nếu cho là M điểm M cách bụng gần nhất là 5cm và có biên độ bằng không thì suy ra lambda=20cm. Vậy bài bạn cho thừa lambda và không có dữ kiện để tính biên độ của bụng.


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Zitu_Kt trong 09:52:16 pm Ngày 20 Tháng Sáu, 2011
đúng vậy, muốn tính biên độ sóng dừng thì phải có biên độ nguồn !!!


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:44:34 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm.Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 06:05:48 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm .Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào

Đề này không ổn rồi. Các điểm cách đều nhau 3,5cm có đặc điểm gì?


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:31:54 am Ngày 16 Tháng Bảy, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm.Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào
Câu mình tô đó nên chỉnh lại là : " các điểm cách đều nhau có biên độ là 3,5cm là xong nhé"


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Quang Dương trong 09:24:50 pm Ngày 17 Tháng Bảy, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm.Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào
Câu mình tô đó nên chỉnh lại là : " các điểm cách đều nhau có biên độ là 3,5cm là xong nhé"
Trieubeo lại quên mất còn trường hợp biên độ bụng sóng là 3,5mm rồi ! Lúc này bước sóng là một số mà chiều dài của dây có thể thỏa :
[tex]l = n\frac{\lambda }{2}[/tex] hoặc [tex]l = n\frac{\lambda }{2}+\frac{\lambda }{4}[/tex] vì các đầu dây cố định hay tự do ta chưa biết !


Các bài ngớ ngẩn này lại làm cho HS hoang mang thôi !


Tiêu đề: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 02:33:01 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm.Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào
Trieubeo lại quên mất còn trường hợp biên độ bụng sóng là 3,5mm rồi ! Lúc này bước sóng là một số mà chiều dài của dây có thể thỏa :
[tex]l = n\frac{\lambda }{2}[/tex] hoặc [tex]l = n\frac{\lambda }{2}+\frac{\lambda }{4}[/tex] vì các đầu dây cố định hay tự do ta chưa biết !
Các bài ngớ ngẩn này lại làm cho HS hoang mang thôi !
Trieubeo thấy bài này Y/C tìm biên độ bụng nên nghĩ đến khả năng 3,5mm không phải là biên độ bụng, cũng nhân tiện cho trieubeo hỏi nếu là dây có 1 đầu cố định và dây có 2 đầu cố định thì phương trình tính biên độ tại 1 phần tử trong SGK là [tex]a=2A.sin(2\pi/\lambda)[/tex] đều dùng được phải không hay chỉ có 1 TH thôi, vì trong đề thi ĐH 2011 cũng có 1 câu sóng dừng mà không nói 1 hay 2 đầu cố định mà ta cũng vẫn dùng PT trong SGK thôi?


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Zitu_Kt trong 04:23:49 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2011
Sóng dừng được tạo trên 1 sợi dây đàn hồi có chiều dài l=120cm.Người ta thấy trên có các điểm cách đều nhau 3,5mm.Biên độ của sóng dừng tại bụng sóng là
Đáp án 5mm
bài này mình tìm được trên mạng có bạn hỏi. các bạn xem thế nào

Trieubeo thấy bài này Y/C tìm biên độ bụng nên nghĩ đến khả năng 3,5mm không phải là biên độ bụng, cũng nhân tiện cho trieubeo hỏi nếu là dây có 1 đầu cố định và dây có 2 đầu cố định thì phương trình tính biên độ tại 1 phần tử trong SGK là [tex]a=2A.sin(2\pi/\lambda)[/tex] đều dùng được phải không hay chỉ có 1 TH thôi, vì trong đề thi ĐH 2011 cũng có 1 câu sóng dừng mà không nói 1 hay 2 đầu cố định mà ta cũng vẫn dùng PT trong SGK thôi?

+ Hai đầu AB cố định:
PT dao động của phần tử M: [tex]A_{M}=A_{bung}sin(\frac{2\pi d}{\lambda })[/tex]) (d là khoảng cách từ M đến nút gần nhất= MB)
+ A cố định B tự do:
----------------------------[tex]A_{M}=A_{bung}cos(\frac{2\pi d}{\lambda })[/tex] (d là khoảng cách từ M đến bụng gần nhất= MB)
Zitu hiểu như vậy nhưng kô hiểu sao MB=d= khoảng cách gần nhất 2 trường hợp trên, xin các thấy chỉ giáo thêm ạ!

 


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:45:12 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2011
Trích dẫn
+ Hai đầu AB cố định:
PT dao động của phần tử M: [tex]A_{M}=A_{bung}sin(\frac{2\pi d}{\lambda })[/tex]) (d là khoảng cách từ M đến nút gần nhất= MB)
+ A cố định B tự do:
----------------------------[tex]A_{M}=A_{bung}cos(\frac{2\pi d}{\lambda })[/tex] (d là khoảng cách từ M đến bụng gần nhất= MB)
Zitu hiểu như vậy nhưng kô hiểu sao MB=d= khoảng cách gần nhất 2 trường hợp trên, xin các thấy chỉ giáo thêm ạ!
Phần dây 1 đầu cố định thì mình không biết công thức, nhưng nếu là công thức trong SGK thì d là khoảng cách từ vị trí xét đến điểm phản xạ (nút cố định), nhưng do khoảng cách 2 nút là \lambda/2 nên ta có thể dùng ct trên với d là khoảng cách từ vị trí đang xét đến 1 nút bất kỳ thì KQ đều không thay đổi
[tex]a=2A|sin(\frac{2\pi.d}{\lambda})=2A|sin(\frac{2\pi.(d+\lambda/2)}{\lambda})|=2A|sin(\frac{2\pi.(d-\lambda/2)}{\lambda})|[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Quang Dương trong 05:35:00 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2011

Phần dây 1 đầu cố định thì mình không biết công thức, nhưng nếu là công thức trong SGK thì d là khoảng cách từ vị trí xét đến điểm phản xạ (nút cố định), nhưng do khoảng cách 2 nút là \lambda/2 nên ta có thể dùng ct trên với d là khoảng cách từ vị trí đang xét đến 1 nút bất kỳ thì KQ đều không thay đổi
[tex]a=2A|sin(\frac{2\pi.d}{\lambda})=2A|sin(\frac{2\pi.(d+\lambda/2)}{\lambda})|=2A|sin(\frac{2\pi.(d-\lambda/2)}{\lambda})|[/tex]
Công thức trong SGK ( với A là biên độ của sóng tới ) chỉ dùng được khi chỉ có một lần pX sóng tại một đầu dây !
Trong đề thi ta dùng công biểu thức tổng quát của sóng dừng :
[tex]u=Acos(ax+b)cos(\omega t+\varphi )[/tex]
Trong đó [tex]a ; b ; \omega ; \varphi[/tex] là những hằng số ; A là biên độ của bụng sóng
và a được tính bởi :
[tex]\left|a \right|=\frac{2\pi }{\lambda }[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:23:54 am Ngày 22 Tháng Bảy, 2011

Phần dây 1 đầu cố định thì mình không biết công thức, nhưng nếu là công thức trong SGK thì d là khoảng cách từ vị trí xét đến điểm phản xạ (nút cố định), nhưng do khoảng cách 2 nút là \lambda/2 nên ta có thể dùng ct trên với d là khoảng cách từ vị trí đang xét đến 1 nút bất kỳ thì KQ đều không thay đổi
[tex]a=2A|sin(\frac{2\pi.d}{\lambda})=2A|sin(\frac{2\pi.(d+\lambda/2)}{\lambda})|=2A|sin(\frac{2\pi.(d-\lambda/2)}{\lambda})|[/tex]
Công thức trong SGK ( với A là biên độ của sóng tới ) chỉ dùng được khi chỉ có một lần pX sóng tại một đầu dây !
Trong đề thi ta dùng công biểu thức tổng quát của sóng dừng :
[tex]u=Acos(ax+b)cos(\omega t+\varphi )[/tex]
Trong đó [tex]a ; b ; \omega ; \varphi[/tex] là những hằng số ; A là biên độ của bụng sóng
và a được tính bởi :
[tex]\left|a \right|=\frac{2\pi }{\lambda }[/tex]
Trong công thức tổng quát x được hiểu là khoảng cách từ điểm đang xét đến điểm phản xạ? vậy dây có 1 đầu tự do thì x được hiểu là khoảng cách đến bụng sóng? hay cũng vẫn hiểu là KC đến nút?
- Thực tế khi làm thí nguyệm sóng dừng thì đó là 1 lần PX hay nhiều lần PX, nếu là nhiều lần PX thì liệu CT mình học trong SGK còn đúng hay không? còn nếu là 1 lần PX thì công thức nhiều lần PX chỉ đúng về mặt toán học hay sao?
                          xin thầy giải thích giùm. em cảm ơn nhiều.


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Trả lời: Biên độ sóng dừng
Gửi bởi: Quang Dương trong 12:27:24 pm Ngày 22 Tháng Bảy, 2011

Trong công thức tổng quát x được hiểu là khoảng cách từ điểm đang xét đến điểm phản xạ? vậy dây có 1 đầu tự do thì x được hiểu là khoảng cách đến bụng sóng? hay cũng vẫn hiểu là KC đến nút?
- Thực tế khi làm thí nguyệm sóng dừng thì đó là 1 lần PX hay nhiều lần PX, nếu là nhiều lần PX thì liệu CT mình học trong SGK còn đúng hay không? còn nếu là 1 lần PX thì công thức nhiều lần PX chỉ đúng về mặt toán học hay sao?
                          xin thầy giải thích giùm. em cảm ơn nhiều.


Tùy theo giá trị của b thì x mới có ý nghĩa cụ thể .
 Ví dụ [tex] b = ( k + \frac{1}{2} )\pi[/tex] thì x được tính từ gốc tọa độ là một nút !
[tex]b=k\pi[/tex] thì x được tính từ gốc tọa độ là một bụng !
Trong thực tế khi làm thí nghiệm sóng dừng thì đó là nhiều lần PX . Công thức trong SGK không còn đúng về ý nghĩa biên độ nữa mà chỉ còn ý nghĩa về x là khoảng cách từ điểm đang xét đến đầu PX cố đinh
Biểu thức [tex]u=Acos(ax+b)cos(\omega t+\varphi )[/tex] diễn tả chính xác phương trình sóng dừng truyền trên phương x với gốc tọa độ được chọn tùy thuộc vào giá trị của b như đã nói ở trên .