Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: mystery0510 trong 11:02:56 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5512



Tiêu đề: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: mystery0510 trong 11:02:56 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
Đặt điện áp xoay chiều có
giá trị hiệu dụng 200V và tần số
không đổi vào hai đầu A và B
của đọn mạch mắc nối tiếp theo
thứ tự gồm biến trở R, cuộn
cảm thuần có độ tự cảm L và tụ
điện có điện dung C thay đổi.
Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm
thuần và tụ điện. Các giá trị R,
L ,C hữu hạn và khác không. Với
C = C1 thì điện áp hiệu dụng
giữa hai đầu biến trở R có giá trị
không đổi và khác 0 khi thay
đổi giá trị R của biến trở. Với C =
C1/2 thì điện áp giữa A va N là?
A. 200căn2 V
B. 100V
C 200V
D. 100căn2 V


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 11:39:56 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2011
cho mình hỏi bài này luôn
Cho cuộn dây có Zl =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]om, r =50ôm mắc nối tiếp với mạch điện X gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. Trong X chứa các phần tử thoả mãn
A. gồm C, L thoả mãn Zl -Zc =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]
B. gồm C và R thoả mãn R= 2ZC
C. gồm C và R thoả mãn R= [TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zc
D. gồm R và L thỏa mãn R=[TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zl


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: mu7beckham trong 12:02:01 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2011
Đặt điện áp xoay chiều có
giá trị hiệu dụng 200V và tần số
không đổi vào hai đầu A và B
của đọn mạch mắc nối tiếp theo
thứ tự gồm biến trở R, cuộn
cảm thuần có độ tự cảm L và tụ
điện có điện dung C thay đổi.
Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm
thuần và tụ điện. Các giá trị R,
L ,C hữu hạn và khác không. Với
C = C1 thì điện áp hiệu dụng
giữa hai đầu biến trở R có giá trị
không đổi và khác 0 khi thay
đổi giá trị R của biến trở. Với C =
C1/2 thì điện áp giữa A va N là?
A. 200căn2 V
B. 100V
C 200V
D. 100căn2 V

* C=C1 --> [tex]U_{R}=\frac{U.R}{\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L}-Z_{C1} \right)^{2}}}[/tex]

Để U(R) không đổi khi thay đổi R thì:  [tex]R={\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L}-Z_{C1} \right)^{2}}}=>Z_{L}=Z_{C1}[/tex]

*[tex]C=\frac{C_{1}}{2}[/tex]
=>[tex]Z_{C}=2Z_{C1}[/tex]

[tex]U_{AN}=U_{RL}=\frac{U.\sqrt{R^{2}+Z_{L}^{2}}}{\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L}-2Z_{C1} \right)^{2}}}=U=200V[/tex]

(Vì [tex]Z_{L}=Z_{C1}[/tex] =>[tex]\left(Z_{L}-2Z_{C1} \right)^{2}=Z_{L}^{2}[/tex])


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 12:33:21 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2011
cho mình hỏi bài này luôn
Cho cuộn dây có Zl =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]om, r =50ôm mắc nối tiếp với mạch điện X gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. Trong X chứa các phần tử thoả mãn
A. gồm C, L thoả mãn Zl -Zc =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]
B. gồm C và R thoả mãn R= 2ZC
C. gồm C và R thoả mãn R= [TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zc
D. gồm R và L thỏa mãn R=[TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zl
giúp mình câu này với


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: vinh_kid1412 trong 01:01:44 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2011
cho mình hỏi bài này luôn
Cho cuộn dây có Zl =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]om, r =50ôm mắc nối tiếp với mạch điện X gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại. Trong X chứa các phần tử thoả mãn
A. gồm C, L thoả mãn Zl -Zc =50[TEX]\sqrt(3)[/TEX]
B. gồm C và R thoả mãn R= 2ZC
C. gồm C và R thoả mãn R= [TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zc
D. gồm R và L thỏa mãn R=[TEX]\sqrt(3)[/TEX]Zl
" Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại" điều này chứng tỏ U cà mạch  trễ pha hơn ULR p/2 hay mạch X chứa ZC, R( va ZC>ZL)

vay  ta có tanphi1 * tan phi2=1
suy ra ZL/r*(ZC-ZL)/(R+r)=1 suy ra R+can3ZC=200
nhưng mình nghĩ chắc đề nhầm ở chỗ
" Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạchX đạt cực đại" mình nghĩ chỗ đó là mạch X
vay  ta có Zl/r*Zc/R=1 suy ra ZC/R=1/can3 hay R=can3 ZV


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 01:14:36 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2011
với đề thế này thì mình giải ra mạch gồm L và C với ZC > Zl, cụ thể: ZC - ZL =200/căn3


Tiêu đề: Trả lời: bài tập xoay chiều
Gửi bởi: 0984600803 trong 10:20:08 pm Ngày 08 Tháng Năm, 2014
Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạch đạt cực đại" điều này chứng tỏ U cà mạch  trễ pha hơn ULR p/2 hay mạch X chứa ZC, R( va ZC>ZL)

vay  ta có tanphi1 * tan phi2=1
suy ra ZL/r*(ZC-ZL)/(R+r)=1 suy ra R+can3ZC=200
nhưng mình nghĩ chắc đề nhầm ở chỗ
" Sau khi điện áp trên cuộn dây đạt cực đại một phần tư chu kì thì điện áp trên mạchX đạt cực đại" mình nghĩ chỗ đó là mạch X
vay  ta có Zl/r*Zc/R=1 suy ra ZC/R=1/can3 hay R=can3 ZVD
ĐÂY MỚI CHÍNH XÁC ĐỀ NÈ
đoạn mạch gồm cuộn dây r= 50 , ZL= 50 căn 3 mắc nối tiếp đoạn mạch X ( gồm 2 trong 3 phần tử R . L,C) . dat vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều AB ,tại 1 thời điểm khi điện áp trên dây đạt cực đại , thì trong 1/4 T dien áp X đạt cực đại . X chứa các phần tử nào
A, RL R=CĂN 3 ZL
B, CR R= 2ZC
C . C R , R=CĂN 3 ZC
D. L L THOẴ ZC- ZL = 50 CĂN 3