Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: mr co trong 03:42:53 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4920



Tiêu đề: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: mr co trong 03:42:53 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
Lại một câu hỏi trong đề thi học kì II cần các Thầy (Cô) cho ý kiến.
Xếp theo thứ tự tần số f tăng dần của các sóng: sóng cực ngắn, sóng siêu âm, tia hồng ngoại, tia X là
     A. hồng ngoại, siêu âm, cực ngắn, tia X.          B. siêu âm, cực ngắn, hồng ngoại, tia X.
     C. cực ngắn, siêu âm, hồng ngoại, tia X.          D. siêu âm, hồng ngoại, cực ngắn, tia X.


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 04:03:02 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
 :-[ ;  :-[ ai lại đi so sánh tần số sóng cơ với tần số sóng điện từ. Đề của trường nào vậy bạn.

Nhân tiện, xin các bạn nhận xét về hai câu sau (trong đề thi HK 2 của một trường ở TPHCM)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 2: Ở nhiệt độ nào sau đây, vật chỉ phát ra tia hồng ngoại, không phát ra bức xạ nhìn thấy và tia tử ngoại?
A. 100 độ C  B. 5000 độ C     C. 2000 độ C    D. 1000 độ C



Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: vldhhdvd trong 09:01:36 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
:-[ ;  :-[ ai lại đi so sánh tần số sóng cơ với tần số sóng điện từ. Đề của trường nào vậy bạn.

Nhân tiện, xin các bạn nhận xét về hai câu sau (trong đề thi HK 2 của một trường ở TPHCM)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 2: Ở nhiệt độ nào sau đây, vật chỉ phát ra tia hồng ngoại, không phát ra bức xạ nhìn thấy và tia tử ngoại?
A. 100 độ C  B. 5000 độ C     C. 2000 độ C    D. 1000 độ C



Câu 1: A sai là chắc chắn, C cũng sai, D thì 3 màu là có thể tổng hợp được ánh sáng trắng rồi=> Chọn B
Câu 2: Chắc chắn là cứ chọn nhiệt độ thấp nhất :D => Chọn A


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: nguyen van dat trong 09:37:57 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
:-[ ;  :-[ ai lại đi so sánh tần số sóng cơ với tần số sóng điện từ. Đề của trường nào vậy bạn.

Nhân tiện, xin các bạn nhận xét về hai câu sau (trong đề thi HK 2 của một trường ở TPHCM)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 2: Ở nhiệt độ nào sau đây, vật chỉ phát ra tia hồng ngoại, không phát ra bức xạ nhìn thấy và tia tử ngoại?
A. 100 độ C  B. 5000 độ C     C. 2000 độ C    D. 1000 độ C


Câu 1. A sai,
B. Đúng
C. Sai
D. Đúng.
Theo mình chọn B và D. (Nhưng thật tiếc là lại không được chọn thế 8-x)


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 09:46:40 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
:-[ ;  :-[ ai lại đi so sánh tần số sóng cơ với tần số sóng điện từ. Đề của trường nào vậy bạn.

Nhân tiện, xin các bạn nhận xét về hai câu sau (trong đề thi HK 2 của một trường ở TPHCM)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 2: Ở nhiệt độ nào sau đây, vật chỉ phát ra tia hồng ngoại, không phát ra bức xạ nhìn thấy và tia tử ngoại?
A. 100 độ C  B. 5000 độ C     C. 2000 độ C    D. 1000 độ C


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: mr co trong 10:14:48 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2011
Tôi rất ghét những câu trắc nghiệm theo kiểu như thế này.
Toàn kiểu ngẫu hứng hay kiểu theo ý hiểu cá nhân của ông "Thầy"
Cuối cùng chỉ có học sinh là phải chịu khổ.


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 05:29:59 am Ngày 25 Tháng Tư, 2011
Bụng của con đom đóm có nhiệt độ bao nhiêu? Tồn tại một phủ định đối với đáp án A của câu 2 rùi


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: mr co trong 09:35:48 am Ngày 25 Tháng Tư, 2011
Bạn dieuuhcm78 không thể dùng ví dụ này để bác bỏ câu A. được vì bụng con đom đóm không phát sáng do nhiệt.
Vấn đề này quan trọng đấy.


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: Trần Triệu Phú trong 11:14:19 am Ngày 25 Tháng Tư, 2011
Bài này có nói về bản chất ánh sáng của đom đóm
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4591.0


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 01:18:27 pm Ngày 25 Tháng Tư, 2011
Vậy một chất phát lân quang và có nhiệt độ  100độ C thì sao? Chúng ta có dám khẳng định là trên thực tế không tồn tại một vật liệu nào đó phát ánh sáng khả kiến ở 100 độ C sao? Các bạn cho ý kiến
Còn câu này nữa:

Quang phổ của nguồn sáng nào sau đây là quang phổ vạch phát xạ:
A. Mẻ gang đang nóng chảy trong lò.
B. Đèn khí phát sáng màu lục dùng trong quảng cáo
C. Bóng đèn ống (thường gọi là đèn nêon) dùng trong gia đình
D. Cục than hồng


Tiêu đề: Trả lời: Căn cứ vào đâu để so sánh tần số???
Gửi bởi: Colosseo trong 04:12:57 pm Ngày 25 Tháng Tư, 2011
Vậy một chất phát lân quang và có nhiệt độ  100độ C thì sao? Chúng ta có dám khẳng định là trên thực tế không tồn tại một vật liệu nào đó phát ánh sáng khả kiến ở 100 độ C sao? Các bạn cho ý kiến
Còn câu này nữa:

Theo mình, để cho câu hỏi chặt chẽ nên phải chỉ rõ vật ở đây là vật gì? Chỉ khi xem vật là vật đen phát xạ nhiệt thì mới có thể kết luận chắc chắn là 100*C.