Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: lamhoangminhtuan trong 09:03:12 am Ngày 25 Tháng Hai, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4427



Tiêu đề: một bài con lắc đơn để thử tài các bạn
Gửi bởi: lamhoangminhtuan trong 09:03:12 am Ngày 25 Tháng Hai, 2011
một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, có chu kì T=2s tại nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. treo con lắc này trên một xe, tắt máy, chuyển động từ đỉnh một dốc nghiêng 60 độ. hệ số ma sát giữa xe và mặt đừong là 0,1. chu kì dao động nhỏ của con lắc trên xe đang chuyển động trên dốc nghiêng là:
A. 1,489s
B. 2,821s
C. 2,828s.
D. 2s.


Tiêu đề: Trả lời: một bài con lắc đơn để thử tài các bạn
Gửi bởi: flywithm3 trong 06:31:06 pm Ngày 25 Tháng Hai, 2011
một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, có chu kì T=2s tại nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. treo con lắc này trên một xe, tắt máy, chuyển động từ đỉnh một dốc nghiêng 60 độ. hệ số ma sát giữa xe và mặt đừong là 0,1. chu kì dao động nhỏ của con lắc trên xe đang chuyển động trên dốc nghiêng là:
A. 1,489s
B. 2,821s
C. 2,828s.
D. 2s.

Minh chon A
Hy vong dung  [-O<


Tiêu đề: Trả lời: một bài con lắc đơn để thử tài các bạn
Gửi bởi: tengrimsss trong 06:48:00 pm Ngày 25 Tháng Hai, 2011
Theo mình thì là thế này

Từ công thức [tex]\large T= \frac{2\Pi }{ \omega } = \frac{2\Pi }{ \sqrt{ \frac{g}{l}}}[/tex], từ đó suy ra chiều dai của con lắc [tex]l[/tex] bằng bao nhiêu đấy,
Rồi từ đó thay vào công thức

                                           [tex]\large T_{s}= 2\Pi \sqrt{\frac{l}{gcos \alpha \sqrt{1+ \mu ^{2}}}}[/tex]
 Trong đó [tex]\large \mu[/tex] là hệ số ma sát

Sẽ ra kết quả, hi mình ko có máy tinh nên ko bit ra bao nhiêu, các bạn tính zum :P




Tiêu đề: Trả lời: một bài con lắc đơn để thử tài các bạn
Gửi bởi: laivanthang trong 08:36:41 pm Ngày 25 Tháng Hai, 2011
công thức của bạn mình ko biết có chuẩn ko.
bài toán sẽ làm thế này:( các bạn phân tích lực hộ mình)
vật trượt xuống dưới với gia tốc : a=  [tex]g(sin \alpha - \mu cos\alpha )[/tex]
khi hệ trượt sẽ chịu lực quán tính F = - ma
lực quán tính này hợp với trọng lực thành một lực mới gọi là giả trọng lực P' = m.g'
ta tính đc g' rồi thay vào công thức tính chu kỳ thay g' cho g thì ok thôi
Công thức g' cụ thể mình ngại nên ko tìm cụ thể
bạn làm theo hướng dẫn là ra
có gì thắc mắc thì nt lại cho mình