Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: phamtrantuan trong 09:03:50 am Ngày 31 Tháng Giêng, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4314



Tiêu đề: Mong được mọi người giúp đỡ.
Gửi bởi: phamtrantuan trong 09:03:50 am Ngày 31 Tháng Giêng, 2011
Trong bài vật lý làm Tết thầy cho bọn em có bài như sau,em làm nát đất mà toàn ra phương trình bậc 4,biết mình gà quá-chắc không đủ trình,nên mang lên đây mong các quý nhân bỏ chút thời gian vàng bạc giúp đỡ cho em.
Rất mong anh em giúp đỡ ạ.
Trích dẫn
Ở mạch điện R=[tex]100\sqrt{3}[/tex];C=[tex]10^{-4}/2\pi[/tex].Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz thì u(AB) và u(AM) (AM chứa R và L) lệch pha nhau [tex]\pi /3[/tex].Giá trị L là:
[tex]A.L=1/\pi (H)----------B.L=2/\pi (H)-----------C.L=3/\pi (H)----------D.L=\sqrt{3}/\pi (H)[/tex]

Anh em cố gắng giúp mình nhé,xin cám ơn trước. :x :x :x :x :x


Tiêu đề: Trả lời: Mong được mọi người giúp đỡ.
Gửi bởi: Quang Dương trong 09:18:45 am Ngày 31 Tháng Giêng, 2011
Gọi anpha 1 và anpha 2 lần lượt là độ lệch pha của u(AB) và u(AM) so với i
Từ giản đồ vec tơ ta có : tan (anpha 2  –  anpha 2 ) = tan ( pi/3 )
Áp dụng công thức tan ( a – b ) và thay các giá trị R và Z C vào tra tính được Z L.
Cúc em giải thành công !


Tiêu đề: Trả lời: Mong được mọi người giúp đỡ.
Gửi bởi: Quang Dương trong 10:57:35 am Ngày 31 Tháng Giêng, 2011
Gọi anpha 1 và anpha 2 lần lượt là độ lệch pha của u(AB) và u(AM) so với i
Từ giản đồ vec tơ ta có : tan (anpha 2  –  anpha 1 ) = tan ( pi/3 )
Áp dụng công thức tan ( a – b ) và thay các giá trị R và Z C vào tra tính được Z L.
Chúc em giải thành công !


Tiêu đề: Trả lời: Mong được mọi người giúp đỡ.
Gửi bởi: phamtrantuan trong 11:38:18 am Ngày 31 Tháng Giêng, 2011
Dạ em cám ơn thầy nhiều ạ,em sẽ cố gắng  :x :x


Tiêu đề: Trả lời: Mong được mọi người giúp đỡ.
Gửi bởi: giaovienvatly trong 10:32:50 pm Ngày 31 Tháng Giêng, 2011
Có thể giải bằng giản đồ vec tơ:
- Có Zc = 1/([tex]\omega[/tex].C) = 200 ôm. => R/Zc = UR/Uc = (căn 3)/2.
- Dựng vec tơ UR cùng chiều vec tơ I.
- Từ ngọn vec tơ UR dựng tiếp vec tơ UL vuông góc với I và hướng lên.
- Từ ngọn vec tơ UL vẽ ngược lại vec tơ Uc.
- Nối gốc vec tơ UR với ngọn vec tơ Uc được vec tơ U.
(Lưu ý rằng: đoạn AM có tính cảm kháng nên nhanh pha hơn U.
Theo đề: uAM nhanh pha hơn U góc pi/3 nên vec tơ UAM ở góc phần tư I; vec tơ U ở góc phần tư IV)
Tam giác tạo bởi vec tơ UAM; UC và U có góc pi/3; có đường cao bằng cạnh đáy nhân (căn 3)/2 là tam giác đều.
Suy ra: vec tơ UR vừa là đường cao vừa là trung tuyến => ZL = Zc/2 = 100 ôm.
Vậy: L = ZL/omega = 1/pi (H).