Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: thanhthanhthanh trong 11:52:12 am Ngày 23 Tháng Mười Hai, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=4083



Tiêu đề: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: thanhthanhthanh trong 11:52:12 am Ngày 23 Tháng Mười Hai, 2010
xin cho hỏi
quang phổ của mặt trời thu được trên mặt đất là loại quang phổ nào?
quan phổ mặt trời là quan phổ nào
là vạch hay là liên tục.

theo SGK thì:
quang phổ gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím nối liền nhau 1 cách liên tục đc gọi là quang phổ liên tục
quang phổ vạch hấp thụ là những vạch đen xuất hiện trên nền quang phổ liên tục.

Nhưng có một số ý kiến ngược nhau, mong các thầy đã và đang dạy 12 giải thích.


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 06:42:57 pm Ngày 23 Tháng Mười Hai, 2010
 :])
1. Mặt trời phát ra quang phổ liên tục
2. Ánh sáng mặt trời thu được trên Trái Đất là ánh sáng do Mặt Trời phát ra và đã đi qua khí quyển của Trái Đất.
KL:
Quang phổ ta thu được là quang phổ vạch hấp thụ.
 ::)


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: Trần Triệu Phú trong 08:36:01 am Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2010
Bạn dauquangduong phát biểu trên chatbox:Lõi Mặt trời phát ra quang phổ liên tục - Nhưng Mặt trời phát ra quang phổ hấp thụ của bầu khí quyển của nó


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: Trần Triệu Phú trong 08:38:20 am Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2010
MÌnh xin 1 ý kiến nhỏ
Nếu nói Ánh sáng mặt trời thu được trên Trái Đất là ánh sáng do Mặt Trời phát ra và đã đi qua khí quyển của Trái Đất nên là quan phổ vạch thì nó đã mất những vạch nào?


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:36:15 pm Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2010
Trích dẫn từ câu hỏi của ban thanhthanhthanh.
xin cho hỏi
quang phổ của mặt trời thu được trên mặt đất là loại quang phổ nào?
quan phổ mặt trời là quan phổ nào
là vạch hay là liên tục.

theo SGK thì:
quang phổ gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím nối liền nhau 1 cách liên tục đc gọi là quang phổ liên tục
quang phổ vạch hấp thụ là những vạch đen xuất hiện trên nền quang phổ liên tục.

Nhưng có một số ý kiến ngược nhau, mong các thầy đã và đang dạy 12 giải thích.

Lâm Nguyễn xin cảm tạ Bác dauquangduong và thầy Triệu Phú đã quan tâm đến vấn đề trên.
Nhưng Lâm Nguyễn đang trả lời cho một bạn học sinh lớp 12, nội dung phù hợp với kiến thức và yêu cầu một học sinh lớp 12 phải nắm được.
Còn về sâu thắm của vấn đề xin các Bác đọc kỹ đường dẫn mà Lâm Nguyễn đưa ra đây, và các Bác chú ý phần trả lời của bạn antrang có tính thuyết phục cao. Để các Bác hiểu sâu rộng hơn một vấn đề.
Xin cảm ơn các Bác đã quan tâm.
http://vatlysupham.hnue.edu.vn/viewtopic.php?f=16&t=2470


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:48:15 pm Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2010
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%E1%BB%9Di#Kh.C3.AD_quy.E1.BB.83n

Trích dẫn từ Quang Quyển của Mặt Trời.
Ánh sáng Mặt Trời có phổ gần giống với quang phổ vật đen cho thấy một nhiệt độ khoảng 6.000 K (các vùng sâu có nhiệt độ tới 6.400 K trong khi những vùng nông hơn là 4.400 K[40]), rải rác với các vạch hấp thụ nguyên tử từ các lớp loãng trên quang quyển. Quang quyển có mật độ hạt ~1023/m3 (khoảng 1% mật độ hạt của khí quyển Trái Đất ở mực nước biển).[40]
Những nghiên cứu ban đầu về phổ quang học của quang quyển, một số đường hấp thụ được tìm ra không tương ứng với bất kỳ một nguyên tố hoá học nào từng biết trên Trái Đất khi ấy. Năm 1868, Norman Lockyer đưa ra giả thuyết rằng các đường hấp thụ đó là bởi một nguyên tố mới mà ông gọi là "heli", theo tên thần Mặt Trời Hy Lạp Helios. Mãi 25 năm sau, heli mới được phân lập trên Trái Đất.[46]


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: giaovienvatly trong 11:29:37 pm Ngày 24 Tháng Mười Hai, 2010
Ý tưởng của thày LâM nguyễn là đúng.
Tuy vậy, thày nói nhầm: quang phổ liên tục do quang cầu phát ra bị khí quyển trái đất hấp thụ một số vạch - chính xác là: quang quyển hấp thụ. Các vạch tối này rất mảnh gọi là các vạch Fraun -Hofe.
KL: Quang phổ mặt trời thu được ở trái đất là quang phổ vạch phát xạ.


Tiêu đề: Trả lời: Quang phổ mặt trời
Gửi bởi: tammoto trong 12:39:16 am Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2011
Ý tưởng của thày LâM nguyễn là đúng.
Tuy vậy, thày nói nhầm: quang phổ liên tục do quang cầu phát ra bị khí quyển trái đất hấp thụ một số vạch - chính xác là: quang quyển hấp thụ. Các vạch tối này rất mảnh gọi là các vạch Fraun -Hofe.
KL: Quang phổ mặt trời thu được ở trái đất là quang phổ vạch phát xạ.
Hôm nay tình cờ vô đọc topic này và hết sức bất ngờ với kết luận "gây sốc" của thầy (hoặc Cô) "giaovienvatly". Không lẽ thầy (hoặc cô) lại không phân biệt được giữa quang phổ hấp thụ và phát xạ! Tôi giả sử mặt trời là một khối khí phát xạ (mặc dù điều nay sai với tinh thần sách GK) thì theo như phần trên thầy cho biết, không lẽ mặt trời vừa cho quang phổ hấp thụ vừa cho quang phổ phát xạ!
Thật không hiểu được!
Xin lỗi các thành viên vì topic quá cũ mà giờ tôi còn vào góp ý!  :P