Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: trinhanhngoc trong 04:40:53 pm Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3987



Tiêu đề: Tâm sóng là gì ?
Gửi bởi: trinhanhngoc trong 04:40:53 pm Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2010
Khi tìm hiểu sóng dừng em thấy nói đến "tâm sóng" nhưng chưa rõ về khái niệm này, ai biết thì bảo em. Em cám ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Tâm sóng là gì ?
Gửi bởi: giaovienvatly trong 11:13:19 pm Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2010
Tâm sóng - Danh từ này không có trong SGK thì phải.
Bạn có thể tự hiểu theo bài tập 19.1 - sách "Giải toán Vật Lý" tập 1 - tác giả Bùi Quang Hân.
Chúc thành công!


Tiêu đề: Trả lời: Tâm sóng là gì ?
Gửi bởi: trinhanhngoc trong 08:57:34 am Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2010
Em có đọc cuốn này, nhưng là cuốn đã đổi mới : Giải Toán & Trắc Nghiệm VL 12. Trong sách có nói đến đoạn Tâm Sóng ( Tâm Dao Động ). Thực sự em vẫn chưa hiểu ý nghĩa của khái niệm này. Tiện đây em cũng có thắc mắc về cách giải bài liên quan trong sách trên :

Xét sóng tới truyền trên dây đàn hồi từ nguồn O tới B với biên độ A, tần số f. Vận tốc truyền sóng là v. Biên độ A=const.
Giả sử B là giới hạn cố định. Xét điểm M cách B đoạn x. Thiết lập pt dao động tại M do sự tổng hợp của sóng tới và một sóng phản xạ.

Lời giải có đoạn " Có thể coi B là tâm dao động. Chọn gốc tg để có pt dao động của B do sóng tới là : [tex]u(B) = Acos(2\pi f + \frac{3\pi}{2}) = Asin2\pi f[/tex] ..."

Vì sao không lập luận một cách đơn giản là chọn [tex]u(B) = Acos2\pi f[/tex] ? Trong các bài toán dao động, thiết lập pt thường đưa về hàm cos, nếu dùng hàm sin có khác biệt gì không ?


Tiêu đề: Trả lời: Tâm sóng là gì ?
Gửi bởi: giaovienvatly trong 10:40:15 pm Ngày 04 Tháng Mười Hai, 2010
Tôi nghĩ thế này:
- Khi lập phương trình sóng truyền theo một phương, trước hết ta phải chọn gốc tọa độ, rồi quy ước chiều dương. Sau đó nêu cách chọn pha ban đầu của gốc tọc độ, từ đó mới suy ra phương trình sóng (phương trình dao động) của điểm có tọa độ x.
Như vậy, cách gọi tâm sóng hay tâm dao động nêu trên đồng nghĩa với gốc tọa độ.
- Việc viết phương trình sóng dưới dạng sin hay cosin thì đều được. SGK 12 cũ đã dùng hàm sin. SGK mới dùng hàm cosin có mục tiêu là thống nhất với thông lệ quốc tế, phù hợp với giáo trình đại học.
- Cách chọn u(B) = Acos(2.pi.f.t) là hoàn toàn được.