Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: ngocnishi trong 05:01:44 pm Ngày 17 Tháng Mười Một, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3915



Tiêu đề: Con lắc lò xo
Gửi bởi: ngocnishi trong 05:01:44 pm Ngày 17 Tháng Mười Một, 2010
Lò xo có độ cứng k=100N/m,chiều dài tự nhiên l=40cm.Vật có khối lượng 200g có thể trượt không ma sát dọc theo thanh ngang.Quay thanh với vận tốc đều 10 rad/s.giả sử vật dao đông điều hòa,chu kì dao động của vật là?


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: giaovienvatly trong 10:37:59 pm Ngày 17 Tháng Mười Một, 2010
Chu kỳ dao động của con lắc lò xo T = 2.pi.căn(m/k) không phụ thuộc hệ quy chiếu.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: le tan hau trong 08:32:35 am Ngày 26 Tháng Mười Một, 2010
Lò xo có độ cứng k=100N/m,chiều dài tự nhiên l=40cm.Vật có khối lượng 200g có thể trượt không ma sát dọc theo thanh ngang.Quay thanh với vận tốc đều 10 rad/s.giả sử vật dao đông điều hòa,chu kì dao động của vật là?
Ban giáo viên vật lý trả lời đúng rồi đó bạn. Vì thế năng của con lắc lò xo là thế năng đàn hồi. Do đó chu kỳ chỉ phụ thuộc vào m và k nên chu kỳ vẫn tính theo công thức bình thường. Tuy nhiên công thức trong sách giáo khoa chỉ đúng khi khối lượng lò xo nhỏ hơn khối lượng vật nhiều.
Khi đặt con lắc lò xo vào hệ quy chiếu chuyển động ( như thang máy) thì chỉ có vi trí cân bằng của lò xo là thay đổi.


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: Daniel Phung trong 12:51:45 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2010
Ý này hay quá, em phải ghi lại mới được

Nhưng cho em hỏi, chu kì của con lắc lò xo không phụ thuộc hệ quy chiếu, vậy chu kì của con lắc đơn có giống vậy không mấy anh?


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: le tan hau trong 03:26:20 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2010
Ý này hay quá, em phải ghi lại mới được

Nhưng cho em hỏi, chu kì của con lắc lò xo không phụ thuộc hệ quy chiếu, vậy chu kì của con lắc đơn có giống vậy không mấy anh?
Đối với con lắc đơn thì công thức sách giáo khoa chỉ đúng trong hệ quy chiếu là trái đất. Có nghĩa là trường trọng lực là đứng.
Trong trường hợp ngoài trường trọng lực còn lực khác (ngoại lực) như : lực quán tính. Khi đưa con lắc vào thang máy, xe chuyển động có gia tốc ..., hoặc lực điện trường... Khi đó ta phải thống nhất hai trường lực bằng cách đưa ra một đại lượng gọi là trọng lực biểu kiến :
Vecto Pbk=vecto P + Vecto Fngoại lực => vecto gbieukien=vecto g+vecto Fngoại lực/m
Tùy theo phương của P và F ngoại lực mà từ đó tính ra gia tốc biểu kiến. Chu kỳ được tính theo gia tốc biểu kiến.
Khi đó bạn sẽ thấy các đại lượng liên quan đến gia tốc rơi tự do sẽ thay đổi theo. vì khi đó ta phải tính các đại lượng này theo g biểu kiến


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo
Gửi bởi: Daniel Phung trong 02:37:19 pm Ngày 29 Tháng Mười Một, 2010
Dạ vâng, cảm ơn anh rất nhiều