Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: TigonBlue trong 10:34:18 am Ngày 26 Tháng Mười, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3747



Tiêu đề: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: TigonBlue trong 10:34:18 am Ngày 26 Tháng Mười, 2010

Khi xét con lắc lò xo người ta chỉ xét động năng và thế năng đàn hồi của nó mà không xét thế năng hấp dẫn (Trường hợp con lắc nằm ngang thì không nói làm gì nhưng con lắc treo thẳng đứng cũng bỏ qua). Mong các bác giải đáp giùm.
Cảm ơn các bác nhiều


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 09:01:28 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2010
 [-O< [-O< %-) %-)
Khi xét con lắc lò xo người ta chỉ xét động năng và thế năng đàn hồi của nó mà không xét thế năng hấp dẫn (Trường hợp con lắc nằm ngang thì không nói làm gì nhưng con lắc treo thẳng đứng cũng bỏ qua). Mong các bác giải đáp giùm.
Cảm ơn các bác nhiều
Bạn đang hiểu sai vấn đề. Mong bạn xem xét lại vấn đề. * Toàn bộ câu hỏi của bạn đều sai *
1. Xin bạn xem lại chính xác thế năng đàn hồi trong các sách được viết như thế nào ? Từng đại lượng một.
2. Xin bạn xem lại chính xác thế năng  của con lắc lò xo là gì ? Từng đại lượng một.
Có sự khác nhau không? có!
Tại sao sách lại viết là thế năng? chứ không phải là thế năng đàn hồi?
Bạn trả lời được câu hỏi đó có nghĩa là bạn hiểu vấn đề.


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: lenhattruongtuan trong 03:16:32 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Không thể bỏ qua đâu


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyenvandungbtx trong 05:38:26 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Khi xét con lắc lò xo nằm ngang ta chọn gốc tọc độ tại vị trí cân bằng O, cho nên thế năng hấp dẫn ( phụ thuộc vào gốc thế năng) luôn luôn bằng không. Còn khi xét con lắc lò xo treo thẳng đứng, ta chọn gốc tọa độ cũng ở vị trí cân bằng. Như vậy khi con lắc ở phía trên điểm O sẽ có thế năng dương, ở phía dưới có thế năng âm, giá trị trung bình của thế năng hấp dẫn trong một chu kỳ bằng không. Vì vậy khi xét năng  lượng dao động điều hòa của con lắc lò xo ta không quan tâm đến thế năng trọng trường... :x


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:25:35 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Khi xét con lắc lò xo nằm ngang ta chọn gốc tọc độ tại vị trí cân bằng O, cho nên thế năng hấp dẫn ( phụ thuộc vào gốc thế năng) luôn luôn bằng không. Còn khi xét con lắc lò xo treo thẳng đứng, ta chọn gốc tọa độ cũng ở vị trí cân bằng. Như vậy khi con lắc ở phía trên điểm O sẽ có thế năng dương, ở phía dưới có thế năng âm, giá trị trung bình của thế năng hấp dẫn trong một chu kỳ bằng không. Vì vậy khi xét năng  lượng dao động điều hòa của con lắc lò xo ta không quan tâm đến thế năng trọng trường... :x

Sai ! Phần chữ đỏ.


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:57:43 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Cơ năng của con lắc lò xo bao gồm cả thế năng ( đàn hồi + hấp dẫn ) và động năng. Làm sao có thể bỏ qua.
Phải hiểu là ta chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng bằng không.
Vấn đề ở đây các bạn phải coi lại vấn đề mà Lâm Nguyễn đã nói ở phần trả lời đầu. %-) %-) %-)


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: doanhk26aly trong 09:26:02 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Cac thay co giai thich kho hieu qua!
Muc dich cua cau hoi la tai sao lai bo qua the nang hap dan khi ap dung dinh luat bao toan co nang phai khong cac ban.
-Khi con lac lo xo nam ngang thi chi co the nang dan hoi bien doi qua lai voi dong nang, VTCB trung voi vi tri lo xo khong bien dang.
-Voi con lac lo xo nam ngang khi do ca the nang dan hoi va the nang hap dan deu bien doi. +Nhung khi ap dung DLBT co nang thi chi co the nang dan hoi tham gia vao qua trinh bien doi qua lai voi dong nang. The nang hap dan khong anh huong gi toi qua trinh bien doi do.
+Nhung luc nay the nang dan hoi cua con lac phai duoc tinh voi moc moi là VTCB cua vat _ la vi tri lo xo da bien dang.
( De chung minh cac ban cu AD DLBT co nang cho 2 vi tri bat ky: VTCB va vi tri lo xo khong bien dang chang han. Khi do trong bieu thuc DLBT khong co mat cua the nang hap dan.
Chuc vui ve


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: hongminh18 trong 10:11:59 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
không hiểu luôn.


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 10:29:12 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
 %-) %-) %-) %-) %-)
Pác Doanh ơi là pác Doanh pác phát biểu tùm lum rồi.
Pác nói thế tức là pác không hiểu gì về năng lượng rồi.
Pác về nghiêm cứu lại 3 vấn đề cho em sau đó pác mới đưa, mới phán.
1. Thế năng đàn hồi biểu thức của nó là như thế nào ? ( sgk lớp 10 )
Tôi nói cho pác biết: Rất rất nhiều các pác đưa ra câu trắc nghiệm mà là câu trắc nghiệm sai.
không phân biệt đâu là thế năng của con lắc lò xo và thế năng đàn hồi của con lắc lò xo.
2. Thế năng của con lắc lò xo biểu thức như thế nào ( sgk 12)
Có gì khác nhau  giữa thế năng đàn hồi và thế năng của con lắc lò xo không ?
Có đó là độ biến dạng ( [tex]\Delta l[/tex]) và li độ (x)
Nhưng các pác không hiểu rõ vì các pác thấy hai biểu thức này giống nhau về mặt toán học do đó các pác cứ tu duy theo kiểu ..... %-)
Thế năng đàn hồi và thế năng của con lắc lò xo chỉ bằng nhau khi con lắc lò xo nằm ngang.
Vì độ biến dạng ( [tex]\Delta l[/tex]) và li độ (x) bằng nhau.
Còn con lắc lò xo treo thẳng đứng hai cái đó khác nhau hoàn toàn
Lâm Nguyễn lấy ví dụ tại vị trí cân bằng.
Thế năng của con lắc lò xo là bằng không vì x=0 ( ta đã chọn mốc tính thế năng bằng không )
Thế năng đàn hồi của con lắc lò xo khác không vì [tex]\Delta l[/tex] khác không.
 [-O< [-O< [-O<
Vậy lý do gì các pác nói là bỏ qua thế năng trọng trường ?
3. pác Doanh ơi ? pác phải tìm lại quyển sách cũ mà trước đây thi thời tự luận ý.
Có hẳn một bài toán chứng minh thế năng đàn hồi+ thế năng hấp dẫn của con lắc lò xo = thế năng của con lắc lò xo mà giờ các pác đang ngộ nhận đấy.Có lẽ vì bằng đó lý do mà không ít pác ngộ nhận. %-) %-)
TB. Pác đừng giận em  khi em nói mạnh mẽ nhé ! Khoa học mà không được ngộ nhận, em sẽ động viên pác bằng chê pác một lần.
Mà có mỗi bài phát biểu của em về vấn đề này trước bài viết này mà các pác chê em hai lần.
Pác nào chê nhớ chê em lần nữa để động viên em nhé.
 :]) [-O< %-) %-)


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 10:44:27 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
Lâm Nguyễn xin phép nói thêm ý nữa cho rõ ràng.
Chính vì người ta đã gộp thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn thành thế năng của con lắc lò xo, do dó chúng ta không  dễ gì nhìn thấy thế năng trọng trường trong đó, nhưng phải hiểu là có cả 2 và chỉ dùng thuật ngữ là thế năng của con lắc lò xo.
 [-O< [-O< [-O< [-O<
 =))


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: dinhtan1k trong 11:18:31 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010

Công của lực đàn hồi từ vị trí có độ biến dạng [tex]\Delta L_{1}[/tex] đến vị trí có độ biến dạng [tex]\Delta L_{2}[/tex] là:
[tex]W_{t}=\frac{1}{2}k(\Delta L_{1})^{2}-\frac{1}{2}k(\Delta L_{2})^{2}[/tex]
mà:
Thế năng đàn hồi của lò xo ở vị trí có độ biến dạng [tex]\Delta L[/tex] bằng công của lực đàn hồi làm vật dịch chuyển từ vị trí đó đến vị trí được chọn làm mốc thế năng

Vậy nếu chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng thì thế năng đàn hồi của con lắc ở li độ x >0 (tức là lò xo biến dạng một đoạn [tex]\Delta L[/tex] + x ) bằng công của lực đàn hồi làm vật dịch chuyển từ li độ x đến VTCB ( tức là lò xo biến dạng một đoạn [tex]\Delta L[/tex] )
[tex]W_{tdh}=\frac{1}{2}k(x+\Delta L_{0})^{2}-\frac{1}{2}k(\Delta L_{0})^{2}[/tex] = [tex]\frac{1}{2}kx^{2}+k\Delta L_{0}x[/tex]

Thế năng trọng trường của con lắc ở vị trí đó
[tex]W_{ttt}=-mgx=-k\Delta L_{0}x[/tex] (Vì ở VTCB lực đh và trọng lực bằng nhau: mg = k[tex]\Delta L_{0}[/tex])
Thế năng toàn phần của con lắc ở li độ x:
[tex]W_{t}=W_{tdh}+W_{ttt}=\frac{1}{2}kx^{2}[/tex]
Tóm lại, công thức thế năng này đã bao gồm cả thế năng trọng trường, nhưng chú ý, nó chỉ đúng khi chọn mốc thế năng ở VTCB!


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:28:08 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010
 =d> =d> =d>
Hoan hô Pác dinhtan1k pác đã chứng minh thế năng của con lắc lò xo + thế năng trọng trường = thế năng của con lắc lò xo. =d> =d> =d>


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: doanhk26aly trong 09:58:48 am Ngày 02 Tháng Mười Một, 2010
MINH KO CO NHIEU TG LAM, BAN OANH THU DOC LAI NHUNG GI MINH VIET DI. MINH CHI NOI LA KHI AP DUNG DLBT CO NANG VOI CLLX THI KO TINH DEN THE NANG HAP DAN TRONG BT CHI QUAN TAM DEN THE NANG DAN HOI VOI MOC LA VTCB. CHU MINH KO NOI LA THE NANG HAP DAN DA BIEN MAT DAU?


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 10:45:51 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2010
dinhtan1k nói đúng lắm mình rất ủng hộ. Có chút sai sót do đánh máy nhưng mọi người sẽ hiểu. Cảm ơn bạn nhiều lắm!


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: doanhk26aly trong 04:26:45 pm Ngày 03 Tháng Mười Một, 2010
Cac thay co giai thich kho hieu qua!
Muc dich cua cau hoi la tai sao lai bo qua the nang hap dan khi ap dung dinh luat bao toan co nang phai khong cac ban.
-Khi con lac lo xo nam ngang thi chi co the nang dan hoi bien doi qua lai voi dong nang, VTCB trung voi vi tri lo xo khong bien dang.
-Voi con lac lo xo nam ngang  khi do ca the nang dan hoi va the nang hap dan deu bien doi. +Nhung khi ap dung DLBT co nang thi chi co the nang dan hoi tham gia vao qua trinh bien doi qua lai voi dong nang. The nang hap dan khong anh huong gi toi qua trinh bien doi do.
+Nhung luc nay the nang dan hoi cua con lac phai duoc tinh voi moc moi là VTCB cua vat _ la vi tri lo xo da bien dang.
( De chung minh cac ban cu AD DLBT co nang cho 2 vi tri bat ky: VTCB va vi tri lo xo khong bien dang chang han. Khi do trong bieu thuc DLBT khong co mat cua the nang hap dan.
Chuc vui ve
 Xin loi minh voi qua danh sai cho do la ( khong nam ngang)
_ y minh cung nhu dinhtan. nhung minh muon noi khi ADDLBT co nang cho CLLX thang dung thi ko can quan tam den bieu thuc cua the nang hap dan , chi quan tam toi bieu thuc the nang dan hoi voi VTCB lay lam moc.
- Minh ko danh dc cthuc( ko co tg) cam on dinhtan da gthich,minh biet thi gthich cho nguoi khac hieu. nguoi ta ko biet moi hoi. Chu dung di hoi lai nguoi da hoi minh nhu (lamnguyen) kho chiu qua.


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: giaovienvatly trong 11:52:47 pm Ngày 06 Tháng Mười Một, 2010
Tôi xin góp vui vài lời về thế năng con lắc lò xo treo thẳng đứng:
Chọn trục ox có gốc O tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng thẳng đứng xuống dưới.
Gọi độ giãn của lò xo tại vị trí cân bằng là dtl, ta có: k.dtl = mg.
Gọi tọa độ con lắc tại thời điểm t là x. Hợp lực tác dụng vào con lắc tại x là:
Fhl = mg - k(dtl + x) = -kx.
Như vậy hợp lực tác dụng vào con lắc là lực thế (giả đàn hồi).
Vậy, chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng thì thế năng tổng hợp của con lắc là Wt = kx^2/2.
Qua đây, ta thấy rằng, với con lắc lò xo treo thẳng đứng, không hề bỏ qua thế năng trọng trường. Thế năng con lắc này là thế năng tổng hợp của thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường.


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: Tao_Thao trong 10:31:32 am Ngày 20 Tháng Tư, 2011
Cảm ơn "nhạc sỹ" 1000 kg đã chứng minh bài toán này cho các em hs biết.  Lâu nay thế nào? năm rồi dược mấy giải quốc gia ? có HS thi chọn Đt Quốc tế không?


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: giaovienvatly trong 11:40:49 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2011
Kính gửi Tào Tháo!
Nghe tên anh tôi đã thấy hâm mộ. Còn tôi chỉ là giáo viên vật lý ở vùng sâu, chẳng phải nhạc sỹ nhạc siếc, cũng chẳng có HS giỏi QG, QT. Chỉ có lòng ham thích Vật lý thì tham gia cho vui thôi.
Nay được "Tào Tháo" động viên là phấn khởi rồi!


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: uracccp trong 11:40:20 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2011
Bỏ là bỏ thế nào? Nói bỏ mà nỏ được à :(

Giờ thử lấy 1 cơ hệ là lò xo dọc, đặt trên nền, trên đầu gắn vật nặng. Cứ giả sử là vật chỉ chuyển động theo phương thẳng đứng, không ma sát gì với không khí. Ta kéo vật lên trên cho lò xo dãn ra (chưa vượt quá giới hạn đàn hồi) rồi thả tay. Eureka! Không ai giải được bài này nếu bỏ qua thế năng trọng trường cả  =d>


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: haduc79 trong 11:01:09 pm Ngày 03 Tháng Bảy, 2011
theo toi thế năng như SGK 12 nêu gọi là thế năng toàn phần vì đó là tổng của thế năng hấp dẫn và đàn hồi (gốc thế năng ở VTCB).


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: tomboy.babylucky trong 11:28:56 am Ngày 22 Tháng Bảy, 2011
Xin bạn hãy nêu rõ biểu thức tính thế năng ra. Có thể trong biểu thức ấy có cả thế năng đàn hồi và hấp dẫn ho:)


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: Đậu Nam Thành trong 10:55:45 pm Ngày 21 Tháng Hai, 2012
Xin bạn hãy nêu rõ biểu thức tính thế năng ra. Có thể trong biểu thức ấy có cả thế năng đàn hồi và hấp dẫn ho:)
Để hiểu rõ vấn đề này, thì các bạn hãy giải bài toán sau đây!
Một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, đầu dưới mang quả cầu nặng. Từ VTCB O ta kéo vật thẳng đứng xuống dưới đến A với OA = x.Tính thế năng của hệ (lò xo và quả cầu) tại A, nếu:
+ Chọn mốc tính thế năng tại vị trí lò xo chưa biến dạng
+ Chọn mốc tính thế năng tại VTCB


Tiêu đề: thế năng toàn phần
Gửi bởi: Xuân Yumi trong 11:45:29 pm Ngày 21 Tháng Hai, 2012
hay quá. tiện cho em hỏi luôn 1 bài.
Cho vật m, K1, K2(hve). kích thích cho m dđđh.
ở đây khi dùng pp năng lượng thì thế năng ở đây cũng dùng thế năng toàn phần đc phải k ạ


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: huutrien trong 11:34:51 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012
Ở dạng này, chúng ta chọn gốc thế năng ở vị trí vật cân bằng. Do đó thế năng của vật chỉ là thế năng của lò xo.

Giả sử vật đi xuống từ vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống

Độ tăng động năng= độ tăng thế năng đàn hồi +độ tăng thế năng trọng trường.( so vs vị trí cân bằng)

Độ tăng thế nang dàn hồi = 1/2k(x+xo)^2-1/2k(x0)^2
Độ tăng thế năng trong trường= -mgx

mà mg=k*x0

Do đó độ tăng động năng= 1/2k*x^2  ( so với gốc là vị trí cân bằng)


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: lamtv36 trong 12:42:15 am Ngày 11 Tháng Tư, 2012
[-O< [-O< %-) %-)
Khi xét con lắc lò xo người ta chỉ xét động năng và thế năng đàn hồi của nó mà không xét thế năng hấp dẫn (Trường hợp con lắc nằm ngang thì không nói làm gì nhưng con lắc treo thẳng đứng cũng bỏ qua). Mong các bác giải đáp giùm.
Cảm ơn các bác nhiều
Bạn đang hiểu sai vấn đề. Mong bạn xem xét lại vấn đề. * Toàn bộ câu hỏi của bạn đều sai *
1. Xin bạn xem lại chính xác thế năng đàn hồi trong các sách được viết như thế nào ? Từng đại lượng một.
2. Xin bạn xem lại chính xác thế năng  của con lắc lò xo là gì ? Từng đại lượng một.
Có sự khác nhau không? có!
Tại sao sách lại viết là thế năng? chứ không phải là thế năng đàn hồi?
Bạn trả lời được câu hỏi đó có nghĩa là bạn hiểu vấn đề.
m có thấy bỏ qua đâu?
theo mình nghỉ thì :
con lắc lò xo treo thẳng đứng thì có thế năng hấp dẫn, con lắc lò xo nằm ngang thì thế năng đàn hồi
tuỳ thuộc vào phương ta xét


Tiêu đề: Trả lời: Tại sao khi xét con lắc lò xo lại bỏ qua thế năng hấp dẫn?
Gửi bởi: dtchungls trong 09:45:47 am Ngày 29 Tháng Năm, 2019
Thế năng của con lắc lò xo tại vị trí có li độ x bằng công của lực kéo về (lực hồi phục) để đưa vật nặng của con lắc từ vị trí có li độ x về VTCB.
Với con lắc lò xo treo thẳng đứng thì [tex]\vec{Fkv}=\vec{P}+\vec{Fdh}[/tex]
Do đó thế năng của con lắc lò xo là đã bao gồm thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.
Nếu chọn gốc thế năng tại VTCB thì:
Wt = [tex]A_F_k_v = \int_{x}^{0}{(-kx)dx}[/tex]= [tex]0,5kx^2[/tex]