Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:32:31 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3241



Tiêu đề: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 07:32:31 pm Ngày 12 Tháng Tư, 2010
 ???
Cho giới hạn quang điện của kim loại A là lamda1, kim loại B là lamda2, kim loại C là lamda 3, kim loại D là lamda 4.
Vậy gới hạn quang điện của hợp kim của 4 kim loại trên là gì ?

Có thể giải thích giùm em với .
Cảm ơn !


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 02:54:09 pm Ngày 13 Tháng Tư, 2010
Cho dù chỉ có 2 kim loại cũng không có cách nào để suy ra [tex]\lambda[/tex] sau cùng là bao nhiêu hết. Chỉ có thể làm thí nghiệm đo đạc để biết.

Giới hạn quang điện có thể nói đó là đặc trưng cho khả năng electron có thể bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi có ánh sáng chiếu vào. Việc khả năng bị bứt ra dễ hay khó là phụ thuộc vào năng lượng liên kết của nó với hạt nhân. Khi ta tạo hợp kim, tùy thuộc vào thành phần mỗi kim loại mà chất liệu vừa được tạo thành sẽ có năng lượng electron bề mặt yếu hay mạnh.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: hongminh18 trong 10:36:23 pm Ngày 13 Tháng Tư, 2010
Phải có giá trị cụ thể của mỗi lamđa và giới hạn quang điện của hơp kim thì chọn lam đa lớn nhất đó.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 12:06:37 am Ngày 15 Tháng Tư, 2010
 ???
Cảm ơn anh Trần Quỳnh, cảm ơn bạn Hồng Minh.
Lâm Nguyễn đã được đọc một câu trắc nghiệm này rồi, và đáp án người ta chọn  là chọn [tex]\lambda[/tex]max.
Và Lâm Nguyễn mới suy nghĩ để biện luân cho đáp án này như sau.
1. L Nguyễn đồng ý với anh Trần Quỳnh là giới hạn quang điện là năng lượng mà mỗi phô ton cung cấp vào ít nhất là đủ để cung cấp cho kim loại là công thoát A ( Năng lượng mà e liên kết với tinh thể kim loại.
2. Theo Anh Tanh, nếu năng lượng của phô ton > A thì phần còn lại sẽ được cung cấp dưới dạng động năng ban đầu ( nếu xét cho e ngay ở bề mặt kim loại )
3. Do đó ta hiểu là giới hạn quang điện chính là năng lượng của phô ton đó bằng với A.
Hay như THPT đó là định luật quang điện 1.
4. Vậy hiện tượng quang điện ngoài là gì ? Đó là chiếu chùm ánh sáng kích thích vào thì làm bật các e ra khỏi kim loại.
5. Lại nói về hợp kim
a) Em đồng ý với anh Trần Quỳnh là ta phải xác định giới hạn quang điện bằng thực nghiệm.
b) Nhưng em lại có (** suy nghĩ ** ) biện luận cho kết quả của chọn [tex]\lambda[/tex]max là , hợp kim của các kim loại thì không hề làm thay đổi nguyên tố hóa học của từng kim loại trong hợp kim đó. Và chỉ thay đổi cấu trúc tinh thể thôi.
Liệu có hay không tồn tại trong bề mặt của hợp kim có tất cả các nguyên tố của hợp kim (?? ! có tồn tại .)
Vậy khi chiếu ánh sáng [tex]\lambda[/tex]max vào bề mặt của hợp kim, sẽ xảy ra e kim loại có công thoát nhỏ nhất sẽ hấp thụ phô tôn , và khi đó sẽ sảy ra hiện tượng quang điện. :)

Lời kết.
Vậy ở đây ta phải hiểu như thế nào cho đúng?
Suy nghĩ của Lâm Nguyễn có đúng không ?
Kết quả chọn [tex]\lambda[/tex]max đúng không ? Và nếu là đúng thì giải thích như Lâm Nguyễn đúng không ?
Hay là như anh Trần Quỳnh nói ?
  Xin các bạn cho ý kiến.
Cảm ơn nhiều.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 10:12:16 am Ngày 15 Tháng Tư, 2010
Chúng ta biết thép là hợp kim được tạo ra từ sắt và carbon. Chỉ cần thêm vào một hàm lượng carbon rất nhỏ (khoảng 0.02% đến 2%) thì thép sẽ rất cứng, cứng hơn rất nhiều so với sắt và carbon tạo nên nó.

Tất các các tính chất của hợp kim như độ cứng, mật độ phân tử (~ khối lượng riêng), các đặc tính nhiệt, các đặc tính điện,…  đều thay đổi (có thể là rất nhiều) so với các chất ban đầu tạo nên nó (như ví dụ thép ở trên).

Có sự thay đổi này là do cấu trúc nguyên tử của các kim loại ban đầu đã bị thay đổi. Giả sử A là kim loại thứ I, B là kim loại thứ II và (A + B) cho ra hợp kim C. Trong hợp kim C, các nguyên tử A và B không còn là chính nó như ban đầu, vì ở đây có xuất hiện sự tương tác ở mức độ nguyên tử giữa A và B. Một cách định tính, nguyên tử nào có kích thước nhỏ hơn thì sẽ có xu hướng dãn ra, và ngược lại lớn hơn thì sẽ co lại.

Kích thước nguyên tử thay đổi sẽ dẫn đến các mức năng lượng của electron thay đổi. Ở đây, ta vẫn chưa nhắc đến việc các electron tự do của A và B có thể di chuyển qua lại lẫn nhau làm cho sự thay đổi các mức năng lượng càng thêm phức tạp.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: phamxuanan92 trong 07:34:02 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2010
Theo mình thì lamda của hợp kim trinh là lamda nhỏ nhất của một trong nhueng thành phần cấu tạo lên hợp kim đó :D :D ho:) ho:)


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: tuan1024 trong 07:53:00 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2010
Nhưng theo mình thì giới hạn quang điẹn của 1 hợp kim là
giới hạn của kim loại có bứoc sóng lớn nhất trong hợp kim đấy.
ví dụ: 1 hợp kim có 3 kim loại, có lamda: [tex]\lambda _{1}>\lambda _{2}>\lambda _{3}[/tex]
Vậy giứoi hạn quang điẹn của hợp kim này chính là [tex]\lambda _{1}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: nguyen_lam_nguyen81 trong 11:44:39 pm Ngày 16 Tháng Tư, 2010

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
         THỪA THIÊN HUẾ
   KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN VẬT LÝ - LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài : 60 phút


A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (32câu)
Câu 1: Chọn câu sai. Tia hồng ngoại
A. có thể gây ra một số phản ứng hóa học.
B. có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
C. có thể gây ra hiện tượng quang điện với kim loại như kẽm, nhôm...
D. có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
Câu 2: Giả sử sau 4 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó là :
A. 16 (giờ).   B. 5,0 (giờ).   C. 2,0 (giờ).   D. 1,0 (giờ).
Câu 3: Cho các hạt nhân:  ,  . Giả sử trong mỗi hạt nhân đó, nếu ta thay số prôtôn bằng số nơtrôn và ngược lại, thì ta được các hạt nhân:
A.  ;  .   B.  ;  .   C.  ;  .   D.  ;  .
Câu 4: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có
A. cùng khối lượng.   B. cùng số Z, khác số A.
C. cùng số A, cùng số êlectron.   D. cùng số Z, cùng số A.
Câu 5: Một hạt có năng lượng toàn phần gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Vận tốc của hạt đó tính theo vận tốc ánh sáng c là:
A.     B.     C.     D. 
Câu 6: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân là
A. phóng xạ +.   B. phóng xạ .   C. phóng xạ -.   D. phóng xạ .
Câu 7: Cho phản ứng hạt nhân : α  +      p  +  X. Hạt nhân X là:
A.  .   B.  .   C.  .   D.  .
Câu 8: Trong hiện tượng phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một êlectron tự do.
B. sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.
D. sự phát ra một phô tôn khác.
Câu 9: Hiện tượng quang điện (ngoài) là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi
A. bề mặt kim loại bị nung nóng.
B. kim loại khi có ion đập vào.
C. một nguyên tử khi va chạm với nguyên tử khác.
D. bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 10: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công thoát êlectron của đồng là 6,625.10-19 J. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra với đồng nếu ánh sáng kích thích có bước sóng hay tần số nào dưới đây ?
A. 280 (nm).   B. 180 (nm).   C. 1,2.1015 (Hz).   D. 7,5.1014 (Hz).
Câu 11: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Lượng tử năng lượng của ánh sáng màu đỏ có bước sóng 750 nm là:
A. 2,65.10-19 (J).   B. 2,65.10-21 (J).   C. 16,6 (eV).   D. 1,56 (eV).
Câu 12: Năng lượng liên kết của các hạt nhân  và  lần lượt là 2,22MeV; 28,4MeV; 492MeV và 1786MeV. Hạt nhân bền vững nhất là :
A.     B.  .   C.  .   D.  .
Câu 13: Trên thang sóng điện từ, vùng tiếp giáp với vùng sóng vô tuyến là
A. tia X.   B. tia hồng ngoại.   C. tia .   D. tia tử ngoại.
Câu 14: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. giảm tính dẫn điện của một chất khi bị chiếu sáng.
C. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
D. giảm điện trở suất của một chất khi bị chiếu sáng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai ? Hiện tượng phóng xạ
A. không phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, áp suất.
B. có tổng khối lượng các hạt sản phẩm lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.
C. là phản ứng hạt nhân tỏa nhiệt.
D. là phản ứng hạt nhân đặc biệt xảy ra một cách tự phát.
Câu 16: Tia tử ngoại
A. kích thích sự phát quang của nhiều chất.   B. không làm đen kính ảnh.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường.   D. truyền được qua giấy, vải và gỗ.
Câu 17: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Trong quang phổ nguyên tử Hiđrô, có một vạch màu đỏ với bước sóng 656,3 nm. Điều đó chứng tỏ nguyên tử đó đã dịch chuyển giữa hai trạng thái dừng có hiệu hai mức năng lượng là:
A. 3,03.10-19 (J).   B. 3,12.10-25 (J).   C. 3.12.10-19 (J).   D. 3,03.10-25 (J).
Câu 18: Chất phóng xạ  dùng trong y tế có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Nếu ban đầu nhận được 200g chất này thì sau 24 ngày, khối lượng   còn lại là :
A. 66,7 (g).   B. 25 (g).   C. 12,5 (g).   D. 175 (g)
Câu 19: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của nhôm là 360 nm. Công thoát của tấm nhôm là :
A. 5,25.10-19 (J).   B. 3,45 (eV).   C. 5,52.10-18 (J).   D. 0,328 (eV).
Câu 20: Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng, thu được một kết quả là  = 535 nm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu
A. vàng.   B. đỏ.   C. tím.   D. lục.
Câu 21: Trong một thí nghiệm Young, nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng 400 nm thì khoảng vân đo được là 0,6 mm. Nếu dùng ánh sáng vàng có bước sóng 600 nm thì khoảng vân đo được sẽ là
A. 0,9 (mm).   B. 90 (mm).   C. 40 (mm).   D. 0,4 (mm).
Câu 22: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 2,5 m, khoảng vân đo được là 2 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,50 (m).   B. 750 (nm).   C. 0,57 m.   D. 480 (nm).
Câu 23: Số hạt  và - trong quá trình phóng xạ của  để biến thành chì   lần lượt là :
A. 4 và 6.   B. 6 và 8.   C. 8 và 6.   D. 6 và 4.
Câu 24: Dùng hạt α bắn phá hạt nhân   gây ra phản ứng:   + α    n  +   
Biết: mα = 4,0015u; mn = 1,00867u; mBe = 9,012194u; mC = 11,9967u; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra từ phản ứng trên là:
A. 7,754 (MeV).   B. 8,324 (KeV).   C. 7,75 (MeV).   D. 5,76 (MeV).
Câu 25: Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 1,2m. Nguồn điểm phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 660 nm và    2 = 550 nm. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân sáng đầu tiên trên màn cùng màu với nó là :
A. 2,376 (mm).   B. 1,65 (mm).   C. 1,98 (mm).   D. 3,30 (mm).
Câu 26: Quang điện trở hoạt động dựa vào
A. hiện tượng nhiệt điện.   B. hiện tượng quang điện.
C. sự phụ thuộc điện trở vào nhiệt độ.   D. hiện tượng quang điện trong.
Câu 27: Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về
A. bản chất, năng lượng và bước sóng.   B. bản chất và khả năng đâm xuyên.
C. năng lượng và bước sóng.   D. bản chất và năng lượng.
Câu 28: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bohr là ro = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng M là
A. 21,2.10-11 (m).   B. 47,7.10-11 (m).   C. 132,5.10-11 (m).   D. 84,8.10-11(m).
Câu 29: Trong các tia phóng xạ , + và , sắp xếp theo thứ tự tăng dần về khả năng đâm xuyên, ta có kết quả là :
A. +, , .   B. , +, .   C. , +, .   D. , , +.
Câu 30: Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:A. 1010 (nm).   B. 300 (nm).   C. 360 (nm).   D. 350 (nm).
Câu 31: Gọi nC, nV, nL và nT là chiết suất của thủy tinh lần lượt đối với các tia chàm, vàng, lam và tím. Sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. nT < nV < nL < nC.   B. nT > nV > nL > nC.
C. nT > nC > nL > nV.   D. nT < nC < nL < nV.
Câu 32: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong máy quang phổ là
A. lăng kính.   B. tấm kính ảnh.   C. buồng tối.   D. ống chuẩn trực.
B. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (8 câu)
Câu 33: Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có
A. mạch phát sóng điện từ.   B. mạch biến điệu.
C. mạch tách sóng.   D. mạch khuếch đại.
Câu 34: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 600nm, người ta đo được khoảng cách gần nhất giữa vân tối thứ 5 và vân sáng bậc 2 là 2,5mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 1,0 (mm)   B. 1,5 (mm).   C. 1,2  (mm).   D. 2,4 (mm).
Câu 35: Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động là i = 0,05cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 500nF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. 0,05 (H).   B. 0,50 (H).   C. 5.10-8 (H).   D. 1,00 (H).
Câu 36: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-giơ có giá trị hiệu dụng là 12kV. Cho khối lượng và độ lớn điện tích của êlectron là 9,1.10-31kg và 1,6.10-19C. Vận tốc cực đại của các êlectron đập vào anốt là:
A. 6,459.107 (m/s).   B. 2,443.106 (m/s).   C. 6,5.107 (m/s).   D. 7,725.107 (m/s).
Câu 37: Trong mạch dao động, khi điện tích của một bản tụ điện biến đổi theo phương trình              q = qocos t, thì dòng điện trong mạch biến đổi theo phương trình :
A. i = Iocos( t +  )   B. i = Io cos( t +  )
C. i = Iocos( t +  )   D. i = Io cos t
Câu 38: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu trúc hạt nhân là
A. phóng xạ .   B. phóng xạ -.   C. phóng xạ +.   D. phóng xạ  .
Câu 39: Một mạch LC cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 5m, ứng với trị số của tụ điện điều chỉnh là 20pF, Cuộn dây có độ tự cảm là:
A. 50 mH.   B. 500 H.   C. 0,35 H.   D. 0,35 H .
Câu 40: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi tăng điện dung của tụ điện lên 9 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. giảm 3 lần.   B. giảm 9 lần.   C. tăng 3 lần.   D. tăng 9 lần.
C. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu)
Câu 41: Một thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự 50cm được cưa thành hai phần bằng nhau bởi một mặt phẳng đi qua trục chính. Một khe sáng hẹp, nhỏ S ở trong mặt phẳng đi qua trục chính và có phương song song với đường phân chia hai phần của thấu kính, cách thấu kính 1m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta khảo sát hiện tượng giao thoa trên màn E cách thấu kính 4,5m. Biết hai ảnh S1, S2 qua hai nữa thấu kính cách nhau 2mm. Độ rộng của vùng giao thoa trên màn là:
A. 8mm.   B. 5,5mm.   C. 11mm.   D. 6mm
Câu 42: Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có o = 0,6 (m). Chiếu vào catốt đó một bức xạ có bước sóng  = 330 (nm). Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s và độ lớn điện tích êlectron là 1,6.10-19 C. Để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế UAK giữa anốt và catốt của tế bào quang điện phải thỏa mãn:
A. UAK  -1,69 (V).   B. UAK  - 2,35 (V).   C. UAK  1,69 (V).   D. UAK > - 1,69 (V).
Câu 43: Hạt nhân là bền vững khi có
A. năng lượng liên kết lớn.   B. số khối A lớn.
C. nguyên tử số Z lớn.   D. năng lượng liên kết riêng lớn.
Câu 44: Khi chiếu chùm ánh sáng tím vào tấm bìa màu đỏ, ta thấy tấm bìa có màu
A. đen.   B. chàm.   C. tím.   D. lục.
Câu 45: Khi các nguyên tử hiđrô được kích thích để êlectron chuyển lên quỹ đạo M, thì sau đó các vạch quang phổ mà các nguyên tử hiđrô đó có thể phát ra sẽ thuộc các vùng
A. hai bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và một bức xạ của vùng tử ngoại.
B. một bức xạ của vùng hồng ngoại và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
C. một bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
D. một của vùng hồng ngoại, một của vùng ánh sáng nhìn thấy và một của vùng tử ngoại.
Câu 46: Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, cho các êlectron quang điện bay vào từ trường đều theo phương vuông góc với các đường cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo êlectron giảm đi khi
A. tăng cường độ chùm sáng kích thích.   B. giảm cường độ chùm sáng kích thích.
C. giảm tần số ánh sáng kích thích.   D. giảm bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 47: Một chiếc thước có chiều dài 30cm, chuyển động với vận tốc v = 0,8c theo chiều dài của thước thì co lại là:
A. 10cm.   B. 15cm.   C. 12cm.   D. 18cm.
Câu 48: Cho phản ứng hạt nhân: p  +      + X . Hạt Be đứng yên, hạt p có động năng Kp = 5,45MeV. Hạt  có động năng  K  = 4MeV và   vuông góc với  . Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối các hạt. Động năng của hạt X thu được là:
A. Kx = 4,575 MeV   B. Kx = 3,575 MeV   C. Kx = 2,575 MeV   D. Kx = 1,575MeV

----------- Hết ----------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!






MÃ ĐỀ   132
1   C 2   C 3   B 4   B 5   A 6   B 7   B 8   D 9   D 10   D
11   A 12   A 13   B 14   D 15   B 16   A 17   A 18   B 19   B 20   D
21   A 22   D 23   D 24   A 25   C 26   D 27   C 28   B 29   C
30   C31   C
32   A 33   C 34   C 35   A 36   D 37   A 38   D 39   D 40   C 41   B
42   A 43   D 44   A 45   C 46   C 47   D 48   B

 ;;) Thưa các bạn ^^^ Câu 30 của đề thi và đáp án của câu đó Nguyễn Lâm Nguyễn đã đánh dấu để các bạn tiện quan sát.
 Vậy bây giờ lời kết cho bài toán này là gì ?
Thầy Triệu Phú khi đọc diễn đàn bài này, em hi vọng thầy cho ý kiến. Có thể khi họp tổ bộ môn Vật lý- Công nghệ của trường thầy thầy có thể xin ý kiến của  các thầy trong tổ.
Mong sớm có lời kết. Cảm ơn các bạn quan tâm và trả lời về vấn đề trên.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 09:54:36 am Ngày 17 Tháng Tư, 2010
tranquynh trích dẫn 2 bài báo trên các tạp chí khoa học về vấn đề này

Bài báo thứ nhất (@1970)

http://resources.metapress.com/pdf-preview.axd?code=g1177t6r224581m1&size=largest


Nội dung :
nghiên cứu về sự phụ thuộc của công thoát của các hợp kim NaK, RbCs ở 25° C vào tỷ lệ thành phần của từng kim loại trong hợp kim.


Trích dẫn một đoạn trong kết luận :

Sự phụ thuộc của công thoát vào thành phần của hợp kim Rb-Cs được đặc trưng bởi các điểm đặc trong hình 1. Trong giới hạn sai số của các thí nghiệm, tất cả các giá trị thực nghiệm nằm trên một đường thẳng nối các điểm tương ứng với công thoát của Rb và Cs nguyên chất…

--> công thoát của hợp kim tỷ lệ tuyến tính với thành phần của mỗi hợp kim.


Một bài khác báo trên tạp chí IEEE
(2007)

http://ieeexplore.ieee.org/xpl/freeabs_all.jsp?arnumber=4142907

Trích dẫn một đoạn trong tóm tắt:

Bài báo này nói về công thoát của hợp kim Pt-Ru… Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng công thoát của Pt-Ru co thể được điều chỉnh trong phạm vi 4.8-5.2eV. Hơn nữa, các kết quả chỉ ra rằng sự thay đổi đặc tính của lớp màng mỏng (nghĩa là Pt-Ru), như là điện trở suất ; công thoát, cấu trúc tinh thể đối với thành phần (nghĩa là thành phần của mỗi kim loại trong hợp kim) rất phù hợp với…


===========================

Có lẽ việc đưa dẫn chứng các bài báo này sẽ giúp cho các lý luận của tranquynh ở trên thuyết phục hơn.

Nói tóm lại, công thoát của hợp kim (hay giới hạn quang điện) không thể suy ra một các đơn giản từ công thoát của các kim loại tạo nên nó.






Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 10:04:05 am Ngày 17 Tháng Tư, 2010

Câu 30: Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:A. 1010 (nm).   B. 300 (nm).   C. 360 (nm).   D. 350 (nm).


MÃ ĐỀ   132

30   C31   C

 ;;) Thưa các bạn ^^^ Câu 30 của đề thi và đáp án của câu đó Nguyễn Lâm Nguyễn đã đánh dấu để các bạn tiện quan sát.
 Vậy bây giờ lời kết cho bài toán này là gì ?


Câu hỏi này xuất phát từ một suy luận quá đơn giản của người ra câu hỏi (cũng như của tuan1024 và hongminh...). Một hợp kim nghĩa là chúng ta lấy các kim loại nấu chảy ra rồi chúng sẽ trộn lẫn vào nhau. Nó khác với việc đặt một cục kim loại A kế bên một cục kim loại B,...



Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Ly.$_@ trong 11:20:23 am Ngày 17 Tháng Tư, 2010

Câu 30: Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:A. 1010 (nm).   B. 300 (nm).   C. 360 (nm).   D. 350 (nm).


MÃ ĐỀ   132

30   C31   C

 Câu này mình cũng có gặp ( giống y chang luôn đó), và hiển nhiên đáp án giống như lam_nguyen đưa..!!... và bởi vì được giải thích: " xem bảng 43.1..." và vì [tex]\lambda[/tex]<= [tex]\lambda \lambda[/tex]o ....nên suy ra thế ..


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: tuan1024 trong 02:39:49 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2010


Câu hỏi này xuất phát từ một suy luận quá đơn giản của người ra câu hỏi (cũng như của tuan1024 và hongminh...). Một hợp kim nghĩa là chúng ta lấy các kim loại nấu chảy ra rồi chúng sẽ trộn lẫn vào nhau. Nó khác với việc đặt một cục kim loại A kế bên một cục kim loại B,...


[/quote]

Câu này em em chọn kim lại có lamda lớn nhất vì e đã từng dc đọc 1 bài dạng như thế này
Khi cho hợp kim của 3 kim loại khác nhau thì sẽ chọn lamda lớn nhất để làn giwois hạn quang điện của hợp kim đấy.
Em cũng nghĩ là ko thể vì khi các kim loại trộn lẫn lại vs nhau thành hợp kim thì giới hạn quang điện
của nó sẽ ko đơn giản là lamda lớn nhất của kim loại trong hợp kim, tuy nhiên e vãn chưa đọc dc
tài liệu nào nói khác về cái này nên đành chấp nhận.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 05:27:35 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2010
Câu này em em chọn kim lại có lamda lớn nhất vì e đã từng dc đọc 1 bài dạng như thế này
Khi cho hợp kim của 3 kim loại khác nhau thì sẽ chọn lamda lớn nhất để làn giwois hạn quang điện của hợp kim đấy.
Em cũng nghĩ là ko thể vì khi các kim loại trộn lẫn lại vs nhau thành hợp kim thì giới hạn quang điện
của nó sẽ ko đơn giản là lamda lớn nhất của kim loại trong hợp kim, tuy nhiên e vãn chưa đọc dc
tài liệu nào nói khác về cái này nên đành chấp nhận.

Thực ra vấn đề giới hạn quang điện của hợp kim SGK có nói đến ko? Hay các câu hỏi này là các bạn có được từ các sách tham khảo hay từ một nguồn nào đó (nghĩa là ko phải do người viết SGK đưa ra)?

PS: Hình vẽ kèm theo là sự thay đổi của công thoát của hợp kim Au-Cu theo tỷ lệ % của thành phần Au trong hợp kim. Trích từ Physical Review B (S.C.Fain et al., Work-function variation with alloy composition Au-Cu, Phys. Rev. B 9, 5099 (1974)).



Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: tuan1024 trong 07:46:49 pm Ngày 17 Tháng Tư, 2010
Đúng là thí nghiệm trên chứng minh là đúng như a nói.
bây h e mới bik dc
Câu hỏi này hình như SGK ko nói đến, và chắc chắn rằng có rất nhiều bạn học sinh giống như em rằng
ko thể bik dc tính giới hạn quang điệnc ủa hợp kim như thế nào, trong khi đấy có thông tin nói về việc này. Vì thế bọn e vì chưa tìm dc thông tin nào chính xác hơn, or chưa tìm dc thông tin nào thì việc bọn e tìm dc thông tin từ 1 nguồn khá đáng tin cậy nên mới phải chấp nhận.

Vậy thì theo như nguồn trong Physical Review hình như vẫn chưa có công thức nào cụ thể để có thể
tìm dc giới hạn quang điện phải ko ạ.
Cám ơn anh vì nguồn thông tin mới nha ^_^
ak`, mà vậy nhỡ trong thi ĐH người ta cho câu này thì sao nhỉ ?_?


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Ly.$_@ trong 08:26:17 am Ngày 18 Tháng Tư, 2010
Thì chắc cũng cho ra như câu của lam_nguyên thôi , chứ chắc ko " xa hơn và khó hơn" đâu , Bởi ...
 1)câu trắc nghiệm kia thì thấy hình như nó " thông dụng "thì phải, mà cái gì " thông dụng " thì hay cho ra...
 2)Bộ giáo dục ko thể đưa ra 1 câu trắc nghiệm mà có liên quan đến một "vấn đề"..... chưa thể xác định chính xác " như thế nào " đâu ( Ý mình nghĩ là thế  :D), thì cũng giống như 1024 vậy :"vì thế bọn em chưa tìm được thông tin nào chính xác hơn.... chấp nhận" , và " vậy thì theo như trong nguồn....hình như vãn chưa có công thúc nào cụ thể để có thể tìm được giới hạn quang điện.."
=> Khỏi lo... chi cho ...mau tàn nhan sắc :D..( Ờ !! Mà "lỡ " đâu cho ra thiệt sao nhỉ ? ..=> Hơ!! thì dùng phương pháp " bắt thả con kiến " chứ sao ? chắc chỉ còn có cách đó ( Ngoài lề : là dùng chiêu "lụi" đó  :D)
 3)Nểu như 1024 đã nói và cũng đã thấy 1 sự thật hiển nhiên rằng ..." câu hỏi này hình như  SGK ko nói đến" ...mà nhiều lúc "ko nói đến" thì có lẽ ..." nó "  ít có cơ hội được nằm trong đề thi đại học đâu, Chớ lo !!
=>Túm lại : " khả năng và cơ hội " cho sự suất hiện của " vấn đề " trên trong đề thi " đại học năm 09-10" chắc chắn sẽ có tỉ lệ ...rất thấp, hay biết đâu có thể nói ...nó " thấp " đến nỗi...sẽ chẳng có trong đề thi !!!! :D :D


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Colosseo trong 09:21:19 am Ngày 18 Tháng Tư, 2010
Các bạn thử rà soát lại các đề thi ĐH chính thức của vài năm trước xem có câu hỏi nào giống như vậy hay ko? Mà tranquynh nghĩ có lẽ là không.

Điều lạ là đề của bạn nguyen_lam_nguyen  đưa ra là từ một sở GD. Câu hỏi này có thể gây hoang mang cho không chỉ đối với HS mà cả các GV.

Các bạn có thể tìm trên Google với từ khóa Work function metal alloy thì sẽ thấy có rất nhiều bài báo khoa học nói về nó. Tuy nhiên các hợp kim mà họ nghiên cứu đa phần chỉ có 2 kim loại. Hợp kim mà có 3 kim loại giống như câu hỏi trên đưa ra có vẻ như tìm... không thấy. Ngoài ra, nội dung chính của các bài báo vẫn là xoay quanh các vấn đề như là kiểm soát sự thay đổi của công thoát đối với thành phần hợp kim.







Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: lê kiện trong 03:34:55 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2010
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tran Quynh. Một lý giải rất khoa học.
Chúng ta sáng tạo đề nhưng cũng đừng suy diền đơn thuần, đừng đơn giản tính chất vật lý của kim loại hoặc hợp kim.
Kiểu ra đề như thế này giống như ví dụ sau: Cho 3 thanh gỗ giống hệt nhau về kích thước nhưng khác nhau về loại gỗ. Dùng một ngọn đèn cồn đốt lần lượt thì thanh A, thanh B, thanh C có thời gian bắt đầu cháy là 50s, 60s, 70s. Hỏi khi xay 3 thanh và trộn vào rồi đốt cũng chính đèn cồn đó. Hỏi thời gian bắt đầu cháy là bao lâu?
  Trả lời :Không xác định được. ( Lời giải giống như Tran Quynh)


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: laivanthang trong 04:34:03 pm Ngày 14 Tháng Hai, 2011
bạn Lâm có chút hiểu chưa thật chuẩn về công thoát.
công thoát phải được hiểu là năng lượng cần thiết để tách e tự do ra khỏi bề mặt kim loại của nó. tức là e đó chỉ cần nhận năng lượng để nhảy ra khỏi hàng rào thế năng bề mặt. chứ không phải là em ở nguyên tử thoát ra khỏi kim loại
như vậy, khi tạo ra hợp chất với các tỷ lệ kim loại khác nhau thì thế bề mặt của hợp kimm cũng khác nhau. do vậy theo mình thì công thoát phải xác định lại.
xin mọi người cho ý kiến


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: tenmien22 trong 01:36:09 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2011

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
         THỪA THIÊN HUẾ
   KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN VẬT LÝ - LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài : 60 phút


A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (32câu)
Câu 1: Chọn câu sai. Tia hồng ngoại
A. có thể gây ra một số phản ứng hóa học.
B. có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
C. có thể gây ra hiện tượng quang điện với kim loại như kẽm, nhôm...
D. có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
Câu 2: Giả sử sau 4 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó là :
A. 16 (giờ).   B. 5,0 (giờ).   C. 2,0 (giờ).   D. 1,0 (giờ).
Câu 3: Cho các hạt nhân:  ,  . Giả sử trong mỗi hạt nhân đó, nếu ta thay số prôtôn bằng số nơtrôn và ngược lại, thì ta được các hạt nhân:
A.  ;  .   B.  ;  .   C.  ;  .   D.  ;  .
Câu 4: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có
A. cùng khối lượng.   B. cùng số Z, khác số A.
C. cùng số A, cùng số êlectron.   D. cùng số Z, cùng số A.
Câu 5: Một hạt có năng lượng toàn phần gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Vận tốc của hạt đó tính theo vận tốc ánh sáng c là:
A.     B.     C.     D. 
Câu 6: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân là
A. phóng xạ +.   B. phóng xạ .   C. phóng xạ -.   D. phóng xạ .
Câu 7: Cho phản ứng hạt nhân : α  +      p  +  X. Hạt nhân X là:
A.  .   B.  .   C.  .   D.  .
Câu 8: Trong hiện tượng phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một êlectron tự do.
B. sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.
D. sự phát ra một phô tôn khác.
Câu 9: Hiện tượng quang điện (ngoài) là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi
A. bề mặt kim loại bị nung nóng.
B. kim loại khi có ion đập vào.
C. một nguyên tử khi va chạm với nguyên tử khác.
D. bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 10: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công thoát êlectron của đồng là 6,625.10-19 J. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra với đồng nếu ánh sáng kích thích có bước sóng hay tần số nào dưới đây ?
A. 280 (nm).   B. 180 (nm).   C. 1,2.1015 (Hz).   D. 7,5.1014 (Hz).
Câu 11: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Lượng tử năng lượng của ánh sáng màu đỏ có bước sóng 750 nm là:
A. 2,65.10-19 (J).   B. 2,65.10-21 (J).   C. 16,6 (eV).   D. 1,56 (eV).
Câu 12: Năng lượng liên kết của các hạt nhân  và  lần lượt là 2,22MeV; 28,4MeV; 492MeV và 1786MeV. Hạt nhân bền vững nhất là :
A.     B.  .   C.  .   D.  .
Câu 13: Trên thang sóng điện từ, vùng tiếp giáp với vùng sóng vô tuyến là
A. tia X.   B. tia hồng ngoại.   C. tia .   D. tia tử ngoại.
Câu 14: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. giảm tính dẫn điện của một chất khi bị chiếu sáng.
C. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
D. giảm điện trở suất của một chất khi bị chiếu sáng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai ? Hiện tượng phóng xạ
A. không phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, áp suất.
B. có tổng khối lượng các hạt sản phẩm lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.
C. là phản ứng hạt nhân tỏa nhiệt.
D. là phản ứng hạt nhân đặc biệt xảy ra một cách tự phát.
Câu 16: Tia tử ngoại
A. kích thích sự phát quang của nhiều chất.   B. không làm đen kính ảnh.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường.   D. truyền được qua giấy, vải và gỗ.
Câu 17: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Trong quang phổ nguyên tử Hiđrô, có một vạch màu đỏ với bước sóng 656,3 nm. Điều đó chứng tỏ nguyên tử đó đã dịch chuyển giữa hai trạng thái dừng có hiệu hai mức năng lượng là:
A. 3,03.10-19 (J).   B. 3,12.10-25 (J).   C. 3.12.10-19 (J).   D. 3,03.10-25 (J).
Câu 18: Chất phóng xạ  dùng trong y tế có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Nếu ban đầu nhận được 200g chất này thì sau 24 ngày, khối lượng   còn lại là :
A. 66,7 (g).   B. 25 (g).   C. 12,5 (g).   D. 175 (g)
Câu 19: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của nhôm là 360 nm. Công thoát của tấm nhôm là :
A. 5,25.10-19 (J).   B. 3,45 (eV).   C. 5,52.10-18 (J).   D. 0,328 (eV).
Câu 20: Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng, thu được một kết quả là  = 535 nm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu
A. vàng.   B. đỏ.   C. tím.   D. lục.
Câu 21: Trong một thí nghiệm Young, nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng 400 nm thì khoảng vân đo được là 0,6 mm. Nếu dùng ánh sáng vàng có bước sóng 600 nm thì khoảng vân đo được sẽ là
A. 0,9 (mm).   B. 90 (mm).   C. 40 (mm).   D. 0,4 (mm).
Câu 22: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 2,5 m, khoảng vân đo được là 2 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,50 (m).   B. 750 (nm).   C. 0,57 m.   D. 480 (nm).
Câu 23: Số hạt  và - trong quá trình phóng xạ của  để biến thành chì   lần lượt là :
A. 4 và 6.   B. 6 và 8.   C. 8 và 6.   D. 6 và 4.
Câu 24: Dùng hạt α bắn phá hạt nhân   gây ra phản ứng:   + α    n  +   
Biết: mα = 4,0015u; mn = 1,00867u; mBe = 9,012194u; mC = 11,9967u; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra từ phản ứng trên là:
A. 7,754 (MeV).   B. 8,324 (KeV).   C. 7,75 (MeV).   D. 5,76 (MeV).
Câu 25: Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 1,2m. Nguồn điểm phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 660 nm và    2 = 550 nm. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân sáng đầu tiên trên màn cùng màu với nó là :
A. 2,376 (mm).   B. 1,65 (mm).   C. 1,98 (mm).   D. 3,30 (mm).
Câu 26: Quang điện trở hoạt động dựa vào
A. hiện tượng nhiệt điện.   B. hiện tượng quang điện.
C. sự phụ thuộc điện trở vào nhiệt độ.   D. hiện tượng quang điện trong.
Câu 27: Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về
A. bản chất, năng lượng và bước sóng.   B. bản chất và khả năng đâm xuyên.
C. năng lượng và bước sóng.   D. bản chất và năng lượng.
Câu 28: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bohr là ro = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng M là
A. 21,2.10-11 (m).   B. 47,7.10-11 (m).   C. 132,5.10-11 (m).   D. 84,8.10-11(m).
Câu 29: Trong các tia phóng xạ , + và , sắp xếp theo thứ tự tăng dần về khả năng đâm xuyên, ta có kết quả là :
A. +, , .   B. , +, .   C. , +, .   D. , , +.
Câu 30: Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:A. 1010 (nm).   B. 300 (nm).   C. 360 (nm).   D. 350 (nm).
Câu 31: Gọi nC, nV, nL và nT là chiết suất của thủy tinh lần lượt đối với các tia chàm, vàng, lam và tím. Sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. nT < nV < nL < nC.   B. nT > nV > nL > nC.
C. nT > nC > nL > nV.   D. nT < nC < nL < nV.
Câu 32: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong máy quang phổ là
A. lăng kính.   B. tấm kính ảnh.   C. buồng tối.   D. ống chuẩn trực.
B. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (8 câu)
Câu 33: Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có
A. mạch phát sóng điện từ.   B. mạch biến điệu.
C. mạch tách sóng.   D. mạch khuếch đại.
Câu 34: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 600nm, người ta đo được khoảng cách gần nhất giữa vân tối thứ 5 và vân sáng bậc 2 là 2,5mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 1,0 (mm)   B. 1,5 (mm).   C. 1,2  (mm).   D. 2,4 (mm).
Câu 35: Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động là i = 0,05cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 500nF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. 0,05 (H).   B. 0,50 (H).   C. 5.10-8 (H).   D. 1,00 (H).
Câu 36: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-giơ có giá trị hiệu dụng là 12kV. Cho khối lượng và độ lớn điện tích của êlectron là 9,1.10-31kg và 1,6.10-19C. Vận tốc cực đại của các êlectron đập vào anốt là:
A. 6,459.107 (m/s).   B. 2,443.106 (m/s).   C. 6,5.107 (m/s).   D. 7,725.107 (m/s).
Câu 37: Trong mạch dao động, khi điện tích của một bản tụ điện biến đổi theo phương trình              q = qocos t, thì dòng điện trong mạch biến đổi theo phương trình :
A. i = Iocos( t +  )   B. i = Io cos( t +  )
C. i = Iocos( t +  )   D. i = Io cos t
Câu 38: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu trúc hạt nhân là
A. phóng xạ .   B. phóng xạ -.   C. phóng xạ +.   D. phóng xạ  .
Câu 39: Một mạch LC cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 5m, ứng với trị số của tụ điện điều chỉnh là 20pF, Cuộn dây có độ tự cảm là:
A. 50 mH.   B. 500 H.   C. 0,35 H.   D. 0,35 H .
Câu 40: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi tăng điện dung của tụ điện lên 9 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. giảm 3 lần.   B. giảm 9 lần.   C. tăng 3 lần.   D. tăng 9 lần.
C. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu)
Câu 41: Một thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự 50cm được cưa thành hai phần bằng nhau bởi một mặt phẳng đi qua trục chính. Một khe sáng hẹp, nhỏ S ở trong mặt phẳng đi qua trục chính và có phương song song với đường phân chia hai phần của thấu kính, cách thấu kính 1m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta khảo sát hiện tượng giao thoa trên màn E cách thấu kính 4,5m. Biết hai ảnh S1, S2 qua hai nữa thấu kính cách nhau 2mm. Độ rộng của vùng giao thoa trên màn là:
A. 8mm.   B. 5,5mm.   C. 11mm.   D. 6mm
Câu 42: Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có o = 0,6 (m). Chiếu vào catốt đó một bức xạ có bước sóng  = 330 (nm). Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s và độ lớn điện tích êlectron là 1,6.10-19 C. Để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế UAK giữa anốt và catốt của tế bào quang điện phải thỏa mãn:
A. UAK  -1,69 (V).   B. UAK  - 2,35 (V).   C. UAK  1,69 (V).   D. UAK > - 1,69 (V).
Câu 43: Hạt nhân là bền vững khi có
A. năng lượng liên kết lớn.   B. số khối A lớn.
C. nguyên tử số Z lớn.   D. năng lượng liên kết riêng lớn.
Câu 44: Khi chiếu chùm ánh sáng tím vào tấm bìa màu đỏ, ta thấy tấm bìa có màu
A. đen.   B. chàm.   C. tím.   D. lục.
Câu 45: Khi các nguyên tử hiđrô được kích thích để êlectron chuyển lên quỹ đạo M, thì sau đó các vạch quang phổ mà các nguyên tử hiđrô đó có thể phát ra sẽ thuộc các vùng
A. hai bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và một bức xạ của vùng tử ngoại.
B. một bức xạ của vùng hồng ngoại và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
C. một bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
D. một của vùng hồng ngoại, một của vùng ánh sáng nhìn thấy và một của vùng tử ngoại.
Câu 46: Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, cho các êlectron quang điện bay vào từ trường đều theo phương vuông góc với các đường cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo êlectron giảm đi khi
A. tăng cường độ chùm sáng kích thích.   B. giảm cường độ chùm sáng kích thích.
C. giảm tần số ánh sáng kích thích.   D. giảm bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 47: Một chiếc thước có chiều dài 30cm, chuyển động với vận tốc v = 0,8c theo chiều dài của thước thì co lại là:
A. 10cm.   B. 15cm.   C. 12cm.   D. 18cm.
Câu 48: Cho phản ứng hạt nhân: p  +      + X . Hạt Be đứng yên, hạt p có động năng Kp = 5,45MeV. Hạt  có động năng  K  = 4MeV và   vuông góc với  . Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối các hạt. Động năng của hạt X thu được là:
A. Kx = 4,575 MeV   B. Kx = 3,575 MeV   C. Kx = 2,575 MeV   D. Kx = 1,575MeV

----------- Hết ----------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!






MÃ ĐỀ   132
1   C 2   C 3   B 4   B 5   A 6   B 7   B 8   D 9   D 10   D
11   A 12   A 13   B 14   D 15   B 16   A 17   A 18   B 19   B 20   D
21   A 22   D 23   D 24   A 25   C 26   D 27   C 28   B 29   C
30   C31   C
32   A 33   C 34   C 35   A 36   D 37   A 38   D 39   D 40   C 41   B
42   A 43   D 44   A 45   C 46   C 47   D 48   B

 ;;) Thưa các bạn ^^^ Câu 30 của đề thi và đáp án của câu đó Nguyễn Lâm Nguyễn đã đánh dấu để các bạn tiện quan sát.
 Vậy bây giờ lời kết cho bài toán này là gì ?
Thầy Triệu Phú khi đọc diễn đàn bài này, em hi vọng thầy cho ý kiến. Có thể khi họp tổ bộ môn Vật lý- Công nghệ của trường thầy thầy có thể xin ý kiến của  các thầy trong tổ.
Mong sớm có lời kết. Cảm ơn các bạn quan tâm và trả lời về vấn đề trên.
Lâu quá mới nhìn lai6 vật lý cũng thấy cái hay của nó hjhj
___________________________
ten mien (http://thegioitenmien.vn) -
ten mien dep (http://thegioitenmien.vn)


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Trần Triệu Phú trong 02:40:00 pm Ngày 23 Tháng Hai, 2011
Trong 5 bài bạn post, thấy có bài này là nói hơi dc dc tí, đa số toàn sì pam cái chữ kí :))


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Điền Quang trong 09:10:56 pm Ngày 20 Tháng Bảy, 2011
Tôi đồng ý với ý kiến là ta không thể suy luận về giới hạn quang điện của hợp kim một cách đơn giản như vậy được. Điều này cần có những kiến thức chuyên sâu hơn chứ không phải là kiến thức phổ thông.
Còn nếu như mà gặp phải những câu hỏi như vậy, thì chắc phải suy luận và chọn [tex]\lambda max[/tex]
 thôi.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: Zirk Tee trong 12:31:12 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012
Theo mình nghĩ thì sở dỉ chọn bước sóng cao nhất là vì trong hợp kim đều chứa thành phần của mỗi nguyên tố cấu tạo nên nó. Một bước sóng bất kỳ thỏa mãn gây ra hiện tượng quang điện cho chất có giới hạn quang điện cao nhất thì xem như đó là giới hạn quang điện . Giả sử trong khối hợp kim gồm chất A,B,C chất A có giới hạn quang điện lớn nhất. Chiếu ánh sáng thích hợp vào khối hợp kim sao cho thỏa mãn giới hạn quang điện chất A, có thể bước sóng kích thích không thỏa mãn B,C nhưng đã thỏa mãn được giới hạn của chất A tức là đã gây ra được hiện tượng quang điện trong khối hợp kim.


Tiêu đề: Trả lời: Giới hạn quang điện của hợp kim là bao nhiêu ?
Gửi bởi: nguyenthimyngan trong 09:09:07 pm Ngày 20 Tháng Tư, 2013
Đúng là thí nghiệm trên chứng minh là đúng như a nói.
bây h e mới bik dc
Câu hỏi này hình như SGK ko nói đến, và chắc chắn rằng có rất nhiều bạn học sinh giống như em rằng
ko thể bik dc tính giới hạn quang điệnc ủa hợp kim như thế nào, trong khi đấy có thông tin nói về việc này. Vì thế bọn e vì chưa tìm dc thông tin nào chính xác hơn, or chưa tìm dc thông tin nào thì việc bọn e tìm dc thông tin từ 1 nguồn khá đáng tin cậy nên mới phải chấp nhận.

Vậy thì theo như nguồn trong Physical Review hình như vẫn chưa có công thức nào cụ thể để có thể
tìm dc giới hạn quang điện phải ko ạ.
Cám ơn anh vì nguồn thông tin mới nha ^_^
ak`, mà vậy nhỡ trong thi ĐH người ta cho câu này thì sao nhỉ ?_?
Câu này sách bài tập 12 cơ bản câu 30.7 trang 48 đó.mấy bạn xem sách đi.