Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: hoanghuuda trong 07:17:59 pm Ngày 26 Tháng Giêng, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3062



Tiêu đề: cực trị điện xoay chiều rất hay
Gửi bởi: hoanghuuda trong 07:17:59 pm Ngày 26 Tháng Giêng, 2010
 1. Cho mạch điện RLC, L có thể thay đổi được, điện áp hai đầu mạch là U= 170can2 cos100pit  . Các giá trị R=80 Zc = 200  . Tìm L để:
a. Mạch có công suất cực đại. Tính Pmax
b. Mạch có công suất P = 80W
c. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu L đạt cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
2.  Cho mạch điện RLC,điện áp hai đầu mạch điện là u = 200can2cos(100πt) (V). L thay đổi được. Khi mạch có L = L1 = 3 can3 /pi(H) và L = L2 = can3/pi(H). Thì mạch có cùng cường độ dòng điện hiệu dụng nhưng giá trị tức thời lệch pha nhau góc 120
a. Tính R và C
b. Viết biểu thức của i
3.Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có r = 50Ω, cảm kháng 40 ôm, tụ điện có điện dung 100 ôm, điện trở thuần R thay đổi được. Tất cả được mắc nối tiếp với nhau, rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế xoay chiều u=100can2cos(100pit) . Tìm R để:
a. Hệ số công suất của mạch là (can3)/2
b. Công suất tỏa nhiệt trên toàn mạch đạt cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
c. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R cực đại. Tính giá trị cực đại của công suất đó.
tham khảo hướng dẫn giải, đáp án và bài tập khác tại:
http://www.moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=465&SubjectID=2&UserKey=hoangda


Tiêu đề: Trả lời: cực trị điện xoay chiều rất hay
Gửi bởi: Ly.$_@ trong 01:05:16 am Ngày 21 Tháng Hai, 2010
tui có công thức nè:1)khi L biến thiên thì: a)dạng 1: Pmax thì Z(L)=Z(c) (CH),khi đó Z=R,cos phi=1, Pmax=U*U/R. Dạng 2: khi đề cho L' & L'' tương ứng với U(L')&U(L'') ,để U(L)max thì L=(2*L'*L")/(L'+L")
dạng 3:tim L đẻ [U(R)&U(c)]max, U(R)max nên Imax nên mạch cộng hưởng, dạng 4:U(L)max thì Z(L)=(R*R+Z(C)*Z(C))/Z(C) & U(L)MAX=U*căn(R*R+Z(c)*Z(c))/R
Phần cực trị điện xoay chiều này có tới 4 nội dung lận:1)L biến thiên,2)R biến thiên,3)C biền thiên,4)f  biến thiên.Tui nghĩ chắc các bạn đang học lớp 12 biết hết rùi. bai toán trên chỉ cần áp dụng công thức là được rùi và nếu cần thì hiểu được bản chất càng tốt (thời đại trắc nghiệm mà lị) =d>
Còn câu 3 ta chỉ cần chú ý đên r là làm đươc thôi(vi nhiều bạn hay quên r lắm,tui đã từng vấp phải ) và chú ý câu hỏi "P tỏa nhiệt trên toàn mạch" sẽ khác với" P tỏa nhiệt trên R", cái này phai đọc kĩ đề chứ ko dễ bị lộn lắm đó. tóm lại tui thấy chương này với chương DDĐH là hay nhất, túm lại khi nao rảnh tui sẽ làm bài này .OK nếu bạn nào còn thắc mắc về 4 dạng trên thì tui xin được phép mạo mụi chỉ giáo cho,chứ bây giờ 'tài nguyên giấy" ko cho phép