Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tongduyen trong 04:26:13 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2009

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=2685



Tiêu đề: dien xoay chieu
Gửi bởi: tongduyen trong 04:26:13 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2009
 :x :x m:- * mot mach dien xoay chieu ko phan nhanh RLC gom dien tro thuan R ,cuon day thuan cam co do tu cam L va tu dien co dien dungC . dat vao 2 dau doan mach dien ap u= 200can2.cos(100pit). khi dieu chinh C ta tim duoc hai gia tri cua dien dung la C1=10^-3/2pi va C2=10^-3/6pi (v) ma cuong do dong dien hieu dung tronh mach nhu nhau . gia tri cua L bang
A:0,4/pi      B:0,2pi      C: 0,6pi     D0,8pi
 %-) %-) [-O< [-O< [-O< =d>


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: tuyetroimuahe_vtn trong 04:53:16 pm Ngày 09 Tháng Mười Một, 2009
http://a8.vietbao.vn/images/viet4/data/40205725-DDXC-DDDT-lythuyet.pdf
mấy có đó em k bit nhưng mọi người có thể tham khảo ở đây nha


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: nguyenngocthuy029 trong 07:18:02 am Ngày 10 Tháng Mười Một, 2009
chọn đáp án a bạn ah.thế này nhé:đây là trường hợp mạch có C biến đổi, cụ thể hơn trong bài này là C biến đổi dẫn đến cộng hưởng.áp dụng công thức tinh Co như sau:1/Co=1/2 (1/CI+1/C2).đây là công thức áp dụng riêng cho trường hợp mạch có C biến đổi.sau khi tính được Co, bạn có thể dễ dàng tính được L theo công thức: L=1/(w2.Co) vì trường hợp này xảy ra cộng hưởng.ok.thay số vào bạn được đáp án là 0,4/pi


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: Nguyễn Nguyễn trong 11:08:16 am Ngày 10 Tháng Mười Một, 2009
Đáp Án a là đúng nhưng giải thích như ngocthuy là không đúng.
Cụ thể, trong bài này trong có cộng hưởng gì cả, chẳng qua C nó thay đổi dẫn đến Z thay đổi và I thay đổi. Thì theo đề có 2 giá trị của C mà tại đó I như nhau. Ta giải như sau
Ta có [tex]I=\frac{U}{\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L} -Z_{C}\right)^{2}}}[/tex]
Kí hiệu hai giá trị I là I1 và I2 và hai gia 1trị Zc là ZC1 và ZC2
Do I1=I2
nên [tex]R^{2}+\left(Z_{L} -Z_{C_{1}}\right)^{2}=R^{2}+\left(Z_{L} -Z_{C_{2}}\right)^{2}[/tex]
dẫn tới [tex]\left| Z_{L} -Z_{C_{1}}\right|=\left| Z_{L} -Z_{C_{2}}\right|[/tex]
do Zc1 khác Zc2 nên phải dẫn tới
[tex]Z_{L}-Z_{C1}=-\left( Z_{L}-Z_{C2}\right)[/tex]
suy ra [tex]Z_{L}=\frac{1}{2}\left(Z_{C1} +Z_{C2}\right)[/tex]
Tính ra Zc1=20 ohm va Zc2=60 ohm
nen ZL=40 Ohm suy ra L=0.4/Pi (H)




Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: nguyenngocthuy029 trong 10:21:59 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2009
tui ko ngĩ là mình làm sai đâu nguyễn nguyễn ạ. cách biến đổi của bạn đúng, tui chấp nhận.nhưng để suy ra công thức đó của bạn thì bạn cũng đã vô tình dùng đến điều kiện cộng hưởng rùi.bạn xem lại mà coi.chỗ bạn cho I=u/z ý.đấy chẳng phải là 1 trong số 12 dấu hiệu cộng hưởng mà( vì giá trị I=u/z là giá trị I cực đại.).tui ngĩ là khi mạch có C hoặc L biến đổi đến giá trị nào đó mà đều cho 1gia' trị i như nhau thì khi đó mạch xảy ra cộng hưởng.xem lại nhé. [-O<


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: fiend_VI trong 12:13:38 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2009
cộng hưởng quái gì chứ! nghĩ kĩ lại đi nhé nguyenngocthuy


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: tuan1024 trong 06:50:29 pm Ngày 12 Tháng Mười Một, 2009
Bạn nguyenngocthuy029 bạn xem lại lời giải thik của bạn dj, đề bài trên ko nói là I max
Bạn xem lại hiện tuợng cộng hưởng dj nha.
Còn lời giải thik của anh Nguyễn Nguyễn là đúng rồi đấy, mình thấy công thức của anh NN chẳng đả động j đến hiện tượng cộng hưởng cả, đấy chỉ là những công thức thông thwongf thôi, như I=U/Z đấy chỉ là áp dụng định luật ôm thông thwongf chứ có liên quan j đến cộng hưởng đâu.
Khi ta có giá trị của I ko đổi, U ko đổi thì ta có thể rút gọn nó dj 1 cách dễ dàng.
=>> [tex]R^{2}+(Z_{L}-Z_{C1})^{2}=R^{2}+(Z_{L}-Z_{C2})^{2}[/tex]
Bài này dễ mà, ko cần động đến cái cộng hưởng gì gì đấy như bạn nghĩ đâu.
thanks  :)


Tiêu đề: Re: dien xoay chieu
Gửi bởi: dinhtan1k trong 09:34:42 am Ngày 03 Tháng Giêng, 2010
Theo tôi thì cách suy luận như bạn nguyenngocthuy029 là có cơ sở đó.
Thậm chí đây là cách phù hợp hơn cho một bài toán trắc nghiệm.
[tex]\frac{1}{C_{1}}+\frac{1}{C_{2}}=\frac{2}{C_{0}}[/tex]
Trong đó [tex]C_{0}[/tex] là điện dung làm cho mạch cộng hưởng.
[tex]\frac{1}{C_{0}}=\omega ^{2}L[/tex]
Suy ra L