Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

CÁC KHOA HỌC KHÁC => HÓA HỌC => Tác giả chủ đề:: thuynganhb trong 03:33:53 pm Ngày 15 Tháng Ba, 2017

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=24911



Tiêu đề: Lý thuyết về Ankin chương Hidrocacbon không no
Gửi bởi: thuynganhb trong 03:33:53 pm Ngày 15 Tháng Ba, 2017
Các bạn còn đang loay hoay với các bài tập ankin? Hãy đặt niềm tin vào Loigiaichitiet nhé, chúng tôi sẽ giúp bạn với hệ thống lý thuyết cụ thể, bài tập về ankin có đáp án chi tiết cùng một vài dạng tự luyện. Hãy là những chiến binh đạt kết quả cao môn hóa lớp 11 nào.

Hướng dẫn giải chi tiết với bài tập về ankin có đáp án
Lý thuyết về Ankin
Bài tập về ankin có đáp án chi tiết
Bài tập tự luyện
Khóa học ĐGNl miễn phí

Giải bt Hóa 12 – ôn ĐH

Lý thuyết ankin
bài tập về ankin có đáp án chi tiết

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng ankin:

– Axetilen (CHCH) và các chất đồng đẳng (C3H4 , C4H6 ) có tính chất tương tự axetilen lập thành dãy đồng đẳng gọi là ankin.

– CTTQ:  CnH2n – 2,

Nhận xét: Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở có một liên kết ba trong phân tử.

Chất tiêu biểu: C2H2.

CT electron : H:C::C:H

2. Đồng phân:

* Ankin từ  C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết bội, từ C5 trở  có thêm đồng phân mạch cacbon ( tương tự anken).

*  Thí dụ:

C4H6: CH≡C–CH2–CH3 và CH3 – C ≡ C – CH3

C5H8: CH≡C–CH2–CH2 –CH3,

          CH3–C≡ C–CH2 – CH3,

HC≡C-CH-CH3

            |

         CH3

3. Danh pháp:

a) Tên thông thường:

Tên gốc ankyl (nếu nhiều gốc khác nhau thì đọc theo thứ tự A, B, C)  liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen.

Thí dụ:

CH≡C–CH2–CH3 propylaxetilen

CH3–C≡C– CH3  đimetylaxetilen

CH3–C≡ C–CH2 – CH3    Etylmetylaxetilen

b) Tên thay thế ( Tên IUPAC).

* Tiến hành tương tự như đối với anken, nhưng dùng đuôi in để chỉ liên kết ba.

* Các ankin có liên kết ba ở đầu mạch ( dạng R – C≡CH) gọi chung là các ank -1-in.

Thí dụ:

CH≡C–CH2–CH3  but -1-in

CH3–C≡C– CH3    but-2 -in

CH3–C≡ C–CH2 – CH3  pent-2-in

HC≡C-CH-CH3              3-metylbut -1-in

            |

         CH3

Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng:

a) Cộng H2 với xúc tác Ni, t0:

CHCH + H2  →CH2=CH2

CH2=CH2+ H2 →CH3-CH3

– Với xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/ BaSO4 phản ứng dừng lại tạo anken.

CHCH+H2 → CH2=CH2

– Ứng dụng: phản ứng dùng để đ/c anken từ ankin.

 b) Cộng brom, clo:

CHCH + Br2 → CHBr = CHBr

                               1,2 – đibrometen

CHBr=CHBr+ Br2→CHBr2-CHBr2

                                 1,1,2,2-tetrabrometan

c) Cộng HX: ( X là OH, Cl, Br, CH3COO…)

+ Cộng liên tiếp theo hai gai đoạn:

CHCH + HCl → CH2=CHCl (Vinylclorua)

CH2=CHCl+ HCl →CH3-CHCl2  (1,1- đicloetan)

Nếu (xt) thích hợp phản ứng dừng lại ở sản phẩm chứa nối đôi (dẫn xuất monoclo của anken).

CHCH + HCl → CH2=CHCl (   Vinylclorua)

Quan trọng là: Phản ứng cộng H2O theo tỉ lệ: 1 : 1

CH≡CH +H2O →  [CH2=CH-OH] →  CH3-CH=O

                               Không bền          anđehit axetic

d) Phản ứng đime và trime hoá: ( Thuộc dạng cộng HX)

 

+ Phản ứng đime hoá:

   CH≡ CH +CH≡ CH → CH ≡C-CH-CH2

+ Phản ứng trime hoá:

     3CH≡ CH → Benzen

2. Ankin có phản ứng thế không?

Phản ứng thế bằng ion kim loại:

a) Thí nghiệm:

Phản ứng:

CH≡ CH+2AgNO3+2NH3  → Ag–C≡ C–Ag↓  + 2NH4NO3

                                                Bạc axetilua

                                           ( Ag2C2 màu vàng)

b) Nhận xét:

+ Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C nối ba linh động hơn các nguyên tử H khác nên dễ bị thay thế bằng ion kim loại.

+ Phản ứng thế của ank-1-in với dung dịch AgNO3/NH3 giúp phân biệt ank-1-in với các ankin khác.

3. Phản ứng oxi hoá:

a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

CnH2n -2 + (3n−1)2O2→  nCO2 + (n-1)H2O

Thí dụ

C2H2 + 5/2O2  → 2CO2 + H2O

b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

 Các ankin dễ làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím như các anken.
Học phải đi đôi với hành mới hiệu quả. Vậy nên, khi đã nắm rõ lý thuyết đã nói ở trên các bạn nên luyện tập với bài tập hay cụ thể là các đề kiểm tra 1 tiết chương hidrocacbon không no (http://Học phải đi đôi với hành mới hiệu quả. Vậy nên, khi đã nắm rõ lý thuyết đã nói ở trên các bạn nên luyện tập với bài tập hay cụ thể là các đề kiểm tra 1 tiết chương hidrocacbon không no phần ankin. Việc luyện tập các bài kiểm tra 45 phút hidrocacbon không no sẽ giúp kiểm tra xem kiến thức các bạn vận dụng lý thuyết vào bài tập.) phần ankin. Việc luyện tập các bài kiểm tra 45 phút hidrocacbon không no (http://Học phải đi đôi với hành mới hiệu quả. Vậy nên, khi đã nắm rõ lý thuyết đã nói ở trên các bạn nên luyện tập với bài tập hay cụ thể là các đề kiểm tra 1 tiết chương hidrocacbon không no phần ankin. Việc luyện tập các bài kiểm tra 45 phút hidrocacbon không no sẽ giúp kiểm tra xem kiến thức các bạn vận dụng lý thuyết vào bài tập.) sẽ giúp kiểm tra xem kiến thức các bạn vận dụng lý thuyết vào bài tập.