Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ CẤP 2 => Tác giả chủ đề:: minhnguyetcva01 trong 05:12:53 pm Ngày 26 Tháng Giêng, 2016

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23640



Tiêu đề: bài tập nhiệt 9
Gửi bởi: minhnguyetcva01 trong 05:12:53 pm Ngày 26 Tháng Giêng, 2016
Bài 1: Có 3 bình hình trụ kín có đáy giống nhau và chiều cao khác nhau.Dung tích các bình là 1 lít, 2 lít và 4 lít.Cả 3 bình đều chứa đầy nước.Nước trong các bình được đun nóng một cách đều đặn bởi những thiết bị đun giống nhau.Nhưng do công suất của thiết bị đun không đủ để làm nước sôi nên nhiệt độ của nước trong bình thứ nhất lên được tới t1=80 độ C,ở bình 2 lên được tới t2=60 độ C.Hỏi bình thứ 3 lên được tới nhiệt độ nào? Biết nhiệt độ phóng là to=20 độ C.Cho rằng tốc độ tỏa nhiệt ra môi trường tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa nước và môi trường và với diện tích tiếp xúc xung quanh giữa bình và môi trường
Bài 2:Ba bình đựng chất lỏng cách nhiệt giống nhau chứa cùng một loại chất lỏng tới một nửa thể tích mỗi bình.Bình 1 chứa chất lỏng ở 20 độ C.Bình 2 chứa chất lỏng ở 40 độ C, bình 3 chứa chất lỏng ở 80 độ C.Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình kia ta thấy bình 3 chứa đầy chất lỏng ở 50 độ C, bình 2 chứa 1/3 thể tích chất lỏng ở 48 độ C.
a.Hỏi chất lỏng ở bình 1 có nhiệt độ là bao nhiêu?
b.Hỏi sau rất nhiều lần rót đi, rót lại các chất lỏng trong 3 bình trên với nhau và bình 3 chứa đầy chất lỏng thì nhiệt độ chất lỏng ở mỗi bình là bao nhiêu?
 [-O< [-O< [-O< [-O< [-O<
Nhờ thầy cô giáo và bạn bè giúp đỡ ạ


Tiêu đề: Trả lời: bài tập nhiệt 9
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 11:12:25 am Ngày 27 Tháng Giêng, 2016
Bài 1: Có 3 bình hình trụ kín có đáy giống nhau và chiều cao khác nhau.Dung tích các bình là 1 lít, 2 lít và 4 lít.Cả 3 bình đều chứa đầy nước.Nước trong các bình được đun nóng một cách đều đặn bởi những thiết bị đun giống nhau.Nhưng do công suất của thiết bị đun không đủ để làm nước sôi nên nhiệt độ của nước trong bình thứ nhất lên được tới t1=80 độ C,ở bình 2 lên được tới t2=60 độ C.Hỏi bình thứ 3 lên được tới nhiệt độ nào? Biết nhiệt độ phóng là to=20 độ C.Cho rằng tốc độ tỏa nhiệt ra môi trường tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa nước và môi trường và với diện tích tiếp xúc xung quanh giữa bình và môi trường
Bài 2:Ba bình đựng chất lỏng cách nhiệt giống nhau chứa cùng một loại chất lỏng tới một nửa thể tích mỗi bình.Bình 1 chứa chất lỏng ở 20 độ C.Bình 2 chứa chất lỏng ở 40 độ C, bình 3 chứa chất lỏng ở 80 độ C.Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình kia ta thấy bình 3 chứa đầy chất lỏng ở 50 độ C, bình 2 chứa 1/3 thể tích chất lỏng ở 48 độ C.
a.Hỏi chất lỏng ở bình 1 có nhiệt độ là bao nhiêu?
b.Hỏi sau rất nhiều lần rót đi, rót lại các chất lỏng trong 3 bình trên với nhau và bình 3 chứa đầy chất lỏng thì nhiệt độ chất lỏng ở mỗi bình là bao nhiêu?
 [-O< [-O< [-O< [-O< [-O<
Em xem lời giải trong file hình ảnh sau . Chú ý lần sau đọc kỹ quy định đăng bài và nhớ sử dụng chức năng tìm kiếm trước khi đặt câu hỏi nhé , trên mạng có hết bài tập em hỏi , đã được giải đáp
Bài 1 :
(https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xft1/v/t1.0-9/12647356_890857171029183_2834070586570544022_n.jpg?oh=a59b683702859ab36f7db4f498a9ce7e&oe=5728058D)
Bài 2 :
(https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xtf1/v/t1.0-9/12650821_890857617695805_4857585502717656224_n.jpg?oh=e5e21bdb530a2c33d9acd4e2baf62a39&oe=5747DF70&__gda__=1464045867_37470e427e982239d4825ba051115df0)


Tiêu đề: Trả lời: bài tập nhiệt 9
Gửi bởi: Trần Đức Huy trong 09:00:28 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2016
Các bài thì anh Tuấn đều giải hết rồi, riêng câu 2a thì lời giải của anh Tuấn chưa chặt chẽ bởi vì đơn giản bạn chưa biết được nhiệt lượng thu hay tỏa như thế nào (đúng ra phải giả sử vài trường hợp tính toán rất mệt). Cách giải này chính xác hơn dựa trên lập luận như sau: Nếu hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì khi trộn cả ba bình lại với nhau nhiệt độ cân bằng vẫn luôn là một giá trị (cái này gần giống như kiểu cho 100 giọt nước nóng như nhau vào nước lạnh thì cũng tương đương với việc đổ một lượng nước nóng tương đương 100 giọt vào lượng nước lạnh đó), cái này nếu mình không nhầm thì không cần phải chứng minh nhé. Vậy thì ta làm như sau:
Gọi nhiệt độ cân bằng khi đổ cả 3 bình lại với nhau là [tex]t[/tex], ta có:
[tex]t=\frac{m_{1}t_{1}+m_{2}t_{2}+m_{3}t_{3}}{m_{1}+m_{2}+m_{3}}=\frac{m'_{1}t'_{1}+m'_{2}t'_{2}+m'_{3}t'_{3}}{m'_{1}+m'_{2}+m'_{3}}[/tex]
(đây là công thức tính nhiệt độ cân bằng của n chất khác nhau, cái này bạn có thể tham khảo thêm trên mạng hoặc tự chứng minh, nếu cần mình có thể chứng minh lại sau)
với: [tex]m_{1}=m_{2}=m_{3}=\frac{m}{2}; m'_{1}=\frac{m}{6}; m'_{2}=\frac{m}{3}; m'_{3}=m[/tex] (như anh Tuấn nói); [tex]t_{1}=20;t_{2}=40;t_{3}=80;t'_{2}=48;t'_{3}=50[/tex] (độ C).
Từ đó tính được [tex]t'_{1}=24[/tex] (độ C)






Tiêu đề: Trả lời: bài tập nhiệt 9
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 09:52:07 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2016
Các bài thì anh Tuấn đều giải hết rồi, riêng câu 2a thì lời giải của anh Tuấn chưa chặt chẽ bởi vì đơn giản bạn chưa biết được nhiệt lượng thu hay tỏa như thế nào (đúng ra phải giả sử vài trường hợp tính toán rất mệt). Cách giải này chính xác hơn dựa trên lập luận như sau: Nếu hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì khi trộn cả ba bình lại với nhau nhiệt độ cân bằng vẫn luôn là một giá trị (cái này gần giống như kiểu cho 100 giọt nước nóng như nhau vào nước lạnh thì cũng tương đương với việc đổ một lượng nước nóng tương đương 100 giọt vào lượng nước lạnh đó), cái này nếu mình không nhầm thì không cần phải chứng minh nhé. Vậy thì ta làm như sau:
Gọi nhiệt độ cân bằng khi đổ cả 3 bình lại với nhau là [tex]t[/tex], ta có:
[tex]t=\frac{m_{1}t_{1}+m_{2}t_{2}+m_{3}t_{3}}{m_{1}+m_{2}+m_{3}}=\frac{m'_{1}t'_{1}+m'_{2}t'_{2}+m'_{3}t'_{3}}{m'_{1}+m'_{2}+m'_{3}}[/tex]
(đây là công thức tính nhiệt độ cân bằng của n chất khác nhau, cái này bạn có thể tham khảo thêm trên mạng hoặc tự chứng minh, nếu cần mình có thể chứng minh lại sau)
với: [tex]m_{1}=m_{2}=m_{3}=\frac{m}{2}; m'_{1}=\frac{m}{6}; m'_{2}=\frac{m}{3}; m'_{3}=m[/tex] (như anh Tuấn nói); [tex]t_{1}=20;t_{2}=40;t_{3}=80;t'_{2}=48;t'_{3}=50[/tex] (độ C).
Từ đó tính được [tex]t'_{1}=24[/tex] (độ C)





Cái này anh copy ở trên mạng mà :v
đúng lý ra thì làm như em là chuẩn , công thức kia cũng ko cần chứng minh làm gì , chúng ta chỉ cần hiểu là cho hết phương trình cân bằng nhiệt về một vế , để biểu thức hiệu nhiệt độ là t cân bằng trừ đi t ban đầu là xong , không cần quan tâm đến dấu của nhiệt tỏa hay nhiệt thu làm gì