Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

GIẢNG DẠY VẬT LÝ => SGK MỚI -TRAO ĐỔI & GÓP Ý => Tác giả chủ đề:: Lê Nhật Trường trong 03:53:52 pm Ngày 06 Tháng Giêng, 2016

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23582



Tiêu đề: Một vài vấn đề giáo viên có thể gặp phải khi giảng dạy sóng âm Vật lí 12
Gửi bởi: Lê Nhật Trường trong 03:53:52 pm Ngày 06 Tháng Giêng, 2016

Một vài vấn đề giáo viên có thể gặp phải khi giảng dạy sóng âm Vật lí 12

(không biết cách liên hệ với tạp chí vật lí đăng ở đây, hy vọng giáo viên đã giảng dạy cho ý kiến, bài viết trước nói về sóng dừng trong ống sáo không có phản hồi, hy vọng bài viết này có nội dung gần gủi với công việc giảng dạy của giáo viên hơn, và cũng xin hỏi nội dung hai bài viết này có thể đăng lên ở tạp chí nào để dễ quán triệt  và quán triệt nhanh mà giảng dạy và học tập được tốt hơn)

Vấn đề 1: Âm La3 có tần số 440 Hz.
Thực tế: Âm có tần số 440 Hz theo quy ước nhạc lí của nhiều tài liệu chính thống và phổ dụng được nhiều người sử dung là A4 hay La4
Tình huống sư phạm: Nếu học sinh bảo âm La4 có tần số 440 Hz chư không phải âm La3 sẽ gây ra tình huống khó cho giáo viên. Đặc biệt là giáo viên học theo chương trình của không được học âm nhạc.

Vấn đề 3: Ống sáo

Nội dung sách giáo khoa: Hình biểu diễn ống sao trong sách giáo khoa cả cơ bản và nâng cao đều biểu diễn ống sáo thổi dọc, khác với ống sáo là nhạc cụ phổ biến thông thường thường thổi ngang.
Tình huống sư phạm:
Nếu học sinh bảo ống sáo trong sách giáo khoa thổi dọc chứ không phải thổi ngang là tiêu chứ không phải sáo sẽ làm cho giáo viên dễ nhầm lẫn dẫn đến đồng tình nếu không hiểu rõ về tiêu sáo. Các giáo viên không học âm nhạc và không biết về nhạc cụ càng dễ nhầm lẫn.
Vấn đề 4: Sóng dừng trong ống sáo hở cả hai đầu.
Nội dung sách giáo khoa: Ống sáo có cấu tạo một đầu kín một đầu hở và khẳng định này mâu thuẩn với nhạc lí âm nhạc cũng như thực tế.
Thực tế: Hiện tượng sóng dừng trong ống sáo cả hai đầu đều hở. Thực tế cả hai đầu đều hở hoàn toàn phù hợp với nhạc lí âm nhạc
Thực trạng: Cả giáo viên và học sinh đều không phát hiện ra lỗi sai này nên hoàn toàn ngộ nhận theo kiểu sai dây chuyền, mọi người cùng sai thì tất cả đều đúng.

Vấn đề 4: Nốt “đố” và nốt “đô” có dấu “ ”

Nội dung sách giáo khoa cơ bản: Ai cũng biết rằng nói chung giọng nam trầm hơn giọng nữ, nốt “đố” cao hơn nốt “đồ”
Tình huống sư phạm: Nếu học sinh hỏi tại sao nốt “đố” và nốt “đồ” có dấu “ ” trong khi từ trước tới giờ môn âm nhạc chưa bao giờ có dấu “” như trong sách giáo khoa Vật lí 12 cb. Giáo viên đa phần không học âm nhạc nên sẽ không có lời giải đáp cho thắc mắc trên.

Vấn đề 5: “tăng theo” và “gắn liền”

Nội dung sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản:
Độ cao là một đặc trưng sinh lí gắn liền với tần số âm và độ to là đặc trưng sinh lí tăng theo mức cường độ âm.
Điểm trắng: Vậy sách giáo khoa không có câu nào đề cập hay khẳng định là độ cao tăng theo tần số âm và độ to gắn liền với cường độ âm.
Thực trạng: Giáo viên không biết cũng như không giải thích được thỏa đáng và nhận định chính chính xác đúng sai với hai khẳng định là độ cao tăng theo tần số âm và độ to gắn liền với cường độ âm.
Tình huống: Nếu có tài liệu luyện thì khẳng định độ cao tăng theo tần số âm và độ to gắn liền với cường độ âm thì giáo viên khó có đủ năng lực để đánh giá tính đúng sai cũng như thuyết phục người khác đồng tình câu trả lời của mình.

Vấn đề 6: Các vấn đề trên đều khó được thảo luận trong môi trường giảng dạy và học tập hiện tại khi mà học sinh học trước chương trình và học chương trình đã cải cách còn giáo viên thì học theo chương trình cũ có nhiều hạn chế và khác môi trường giáo dục hiện tại


Tiêu đề: Trả lời: Một vài vấn đề giáo viên có thể gặp phải khi giảng dạy sóng âm V
Gửi bởi: Nhím con trong 11:30:48 pm Ngày 06 Tháng Giêng, 2016
em đã đọc và không hiểu gì hết  :-[


Tiêu đề: Trả lời: Một vài vấn đề giáo viên có thể gặp phải khi giảng dạy sóng âm V
Gửi bởi: Lê Nhật Trường trong 10:34:44 am Ngày 07 Tháng Giêng, 2016
em đã đọc và không hiểu gì hết  :-[
vayj khi di dayj em gap may van de trong so 6 van de tren,