Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: nguyenvanhungpq trong 10:23:51 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23110



Tiêu đề: Xin hỏi hai bài dao động cơ!
Gửi bởi: nguyenvanhungpq trong 10:23:51 pm Ngày 28 Tháng Bảy, 2015
Câu 1: Hai chất điểm A, B dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, cùng vị trí cân bằng với chiều dài quỹ đạo lần lượt là l1  và l2 , phương dao động củaA, B có thể thay đổi được. Ban đầu, khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động là [tex]\frac{\sqrt{l1^{2}-l2^{2}}}{2}[/tex] .Nếu A dao động theo phương vuông góc với phương dao động  ban đầu thìkhoảng cách lớn nhất giữa A, B không đổi. Để khoảng cách lớn nhất giữa A, B là [tex]\sqrt{l1^{2}-l2^{2}}[/tex]  thì phương  dao động của B cần thay đổi tối thiểu bao nhiêu độ so với phương ban đầu:
A. 65,7                      B. 61,8                     C. 81,2                          D. 76,5
Câu 2:  Tiến hành thí nghiệm đối với hai lò xo A và B đều có cùng chiều dài nhưng độ cứng lần lượt là k và 2k. Hai con lắc dược treo thẳng đứng vào cùng một giá đỡ,ban đầu kéo cả hai con lắc đến cùng một vị trí ngang nhau rồi thả nhẹ thì cơ năng của con lắc B gấp 8 lần cơ năng của con lắc A. Gọi tA ,tB là khoảng thời gian ngắn nhất kể  từ thời điểm ban đầu đến khi độ lớn lực đàn hồi của hai con lắc nhỏ nhất.Tỉ số tA/tB  bằng:
A. [tex]\sqrt{2}[/tex]              B. [tex]\frac{3\sqrt{2}}{2}[/tex]             C. [tex]\frac{2\sqrt{2}}{3}[/tex]                           D. [tex]\frac{1}{\sqrt{2}}[/tex]

                                                                     


Tiêu đề: Trả lời: Xin hỏi hai bài dao động cơ!
Gửi bởi: nguyenvanhungpq trong 12:35:15 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2015
Mong thầy cô giúp đỡ! Em xin cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Xin hỏi hai bài dao động cơ!
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:28:44 pm Ngày 29 Tháng Bảy, 2015

Câu 2:  Tiến hành thí nghiệm đối với hai lò xo A và B đều có cùng chiều dài nhưng độ cứng lần lượt là k và 2k. Hai con lắc dược treo thẳng đứng vào cùng một giá đỡ,ban đầu kéo cả hai con lắc đến cùng một vị trí ngang nhau rồi thả nhẹ thì cơ năng của con lắc B gấp 8 lần cơ năng của con lắc A. Gọi tA ,tB là khoảng thời gian ngắn nhất kể  từ thời điểm ban đầu đến khi độ lớn lực đàn hồi của hai con lắc nhỏ nhất.Tỉ số tA/tB  bằng:
A. [tex]\sqrt{2}[/tex]              B. [tex]\frac{3\sqrt{2}}{2}[/tex]             C. [tex]\frac{2\sqrt{2}}{3}[/tex]                           D. [tex]\frac{1}{\sqrt{2}}[/tex]
                                                            
+ bài này cần cho hai vật có KL bằng nhau ==> DeltaL=mg/k ==> DeltaLB=DeltaLA/2 và TB=TA/can(2) ==> VTCB con lắc A thấp hơn B một 1/2 so với VT không biến dạng
+WB=8WA ==> 1/2.2k.Ab^2 = 8.1/2k.Aa^2 ==> 2Ab^2=8Aa^2 ==> Ab=2Aa
do ban đầu kéo ngang nhau và buông nhẹ ==> vị trí buông cũng chính là vị trí biên độ.
==> Vị trí cao nhất của con lắc A nằm ngay VTCB của con lắc B  ==> Aa=(DeltaLA-DeltaLB)=DeltaLB<DeltaA và Ab=2DeltaLB>DeltaLB
==> con lắc A không nén ==> tA=TA/2
==> con lắc B có nén ==> tB=TB/4+TB/12=TB/3
==> tA/tB=TA/2.3/TB = (3/2)(TA/TB)= 3can(2)/2