Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: Trần Anh Tuấn trong 08:34:51 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23025



Tiêu đề: Dao động của hai vật
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 08:34:51 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Nhờ các thầy cô giải giúp em bài này , đáp án là A nhưng em ra C và không dùng gì tới dữ kiện u = 50cm/s
Một cơ hệ như hình vẽ : Cho m=400 g, M=200 g, mặt phẳng ngang nhẵn, hệ số ma sát giữa M và m là 0,4 . Ban đầu hệ đứng yên, lò xo không dãn. Kéo m bằng một lực F sao cho vật m chuyển động đều với tốc độ u = 50 cm/s. Hỏi M đi được quãng đường bao nhiêu cho đến khi nó dừng lại lần đầu? Coi tấm ván đủ dài. Lấy g=10 (m/s2)
A. 13cm
B. 10cm
C. 16cm
D. 8,0cm
Em xin cảm ơn !


Tiêu đề: Trả lời: Dao động của hai vật
Gửi bởi: Quang Dương trong 08:39:49 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Nhận định của em là đúng ! Bài toán trên dư giả thiết u = 50 cm/s


Tiêu đề: Giao thoa ánh sáng trắng
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 08:45:06 am Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Dạ vâng , em cảm ơn thầy , đây là đề thi thử lần 3 của Chuyên Hà Tĩnh , người ra đề cho rằng đáp án là A . Vậy họ sai lầm ở đâu hay chỉ là do lỗi đánh máy ạ ?
Nhân đây em còn câu hỏi nữa , cũng trong đề Chuyên Hà Tĩnh lần 3 , thầy giúp em với ạ
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách
từ hai khe tới màn quan sát là D = 2 m, bước sóng của ánh sáng nằm trong khoảng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Tổng bề
rộng vùng giao thoa mà ở đó có đúng 2 bức xạ cho vân sáng là:
A. 3,4 mm.
B. 1,7 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,3 mm


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng trắng
Gửi bởi: acsimet36 trong 05:57:30 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Dạ vâng , em cảm ơn thầy , đây là đề thi thử lần 3 của Chuyên Hà Tĩnh , người ra đề cho rằng đáp án là A . Vậy họ sai lầm ở đâu hay chỉ là do lỗi đánh máy ạ ?
Nhân đây em còn câu hỏi nữa , cũng trong đề Chuyên Hà Tĩnh lần 3 , thầy giúp em với ạ
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách
từ hai khe tới màn quan sát là D = 2 m, bước sóng của ánh sáng nằm trong khoảng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Tổng bề
rộng vùng giao thoa mà ở đó có đúng 2 bức xạ cho vân sáng là:
A. 3,4 mm.
B. 1,7 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,3 mm
Theo tôi bài này tính khoảng vân đỏ và tím, vẽ các bậc quang phổ trên cùng 1 trục Ox, bề rông vùng giao thoa mà chỉ 2 bức xạ cho VS là bề rộng phần phủ nhau của chỉ 2 quang phổ, tính cả 2 bên VSTT thì tổng bề rộng của những vùng như thế là 3,4 mm


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng trắng
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 06:08:17 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Dạ vâng , em cảm ơn thầy , đây là đề thi thử lần 3 của Chuyên Hà Tĩnh , người ra đề cho rằng đáp án là A . Vậy họ sai lầm ở đâu hay chỉ là do lỗi đánh máy ạ ?
Nhân đây em còn câu hỏi nữa , cũng trong đề Chuyên Hà Tĩnh lần 3 , thầy giúp em với ạ
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách
từ hai khe tới màn quan sát là D = 2 m, bước sóng của ánh sáng nằm trong khoảng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Tổng bề
rộng vùng giao thoa mà ở đó có đúng 2 bức xạ cho vân sáng là:
A. 3,4 mm.
B. 1,7 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,3 mm
Theo tôi bài này tính khoảng vân đỏ và tím, vẽ các bậc quang phổ trên cùng 1 trục Ox, bề rông vùng giao thoa mà chỉ 2 bức xạ cho VS là bề rộng phần phủ nhau của chỉ 2 quang phổ, tính cả 2 bên VSTT thì tổng bề rộng của những vùng như thế là 3,4 mm
Thầy có thể cho em xin kiến giải chi tiết không ạ ? Thực sự em cũng chưa hiểu lắm , ánh sáng trắng biến thiên liên tục từ đỏ tới tím mà , xin thầy chỉ giáo ạ


Tiêu đề: Trả lời: Dao động của hai vật
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 11:02:02 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2015
Thầy Dương ơi , có thầy Tiến ở bên trang chủ giải bài dao động kia như này ạ , thầy xem thế nào ạ :
(https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/v/t1.0-9/11183468_785014328280135_6174902956459748374_n.jpg?oh=98de199ec6484bd06b246173e91ccaa4&oe=5629F404&__gda__=1444643765_f9dad41cf38af1ad961d1996c02ecc69)


Tiêu đề: Trả lời: Giao thoa ánh sáng trắng
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 01:05:05 pm Ngày 29 Tháng Sáu, 2015
Dạ vâng , em cảm ơn thầy , đây là đề thi thử lần 3 của Chuyên Hà Tĩnh , người ra đề cho rằng đáp án là A . Vậy họ sai lầm ở đâu hay chỉ là do lỗi đánh máy ạ ?
Nhân đây em còn câu hỏi nữa , cũng trong đề Chuyên Hà Tĩnh lần 3 , thầy giúp em với ạ
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách
từ hai khe tới màn quan sát là D = 2 m, bước sóng của ánh sáng nằm trong khoảng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Tổng bề
rộng vùng giao thoa mà ở đó có đúng 2 bức xạ cho vân sáng là:
A. 3,4 mm.
B. 1,7 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,3 mm
Theo tôi bài này tính khoảng vân đỏ và tím, vẽ các bậc quang phổ trên cùng 1 trục Ox, bề rông vùng giao thoa mà chỉ 2 bức xạ cho VS là bề rộng phần phủ nhau của chỉ 2 quang phổ, tính cả 2 bên VSTT thì tổng bề rộng của những vùng như thế là 3,4 mm
Thầy có thể cho em xin kiến giải chi tiết không ạ ? Thực sự em cũng chưa hiểu lắm , ánh sáng trắng biến thiên liên tục từ đỏ tới tím mà , xin thầy chỉ giáo ạ
Th1 (xtk+2>xdk>xtk+1)
xdk>xtk+1 và xdk<xtk+1 ==> k>1,1 và k<2,2 ==> k=2 ==> xdk - xtk+1=0,6
Th2 (xtk+3>xdk>xtk+2) ==> k> 2,2 và k<3,4 ==> k=3 ==> xt(k+3)-xd(k) = 0,3 và xt(k+2) - xt(k+1) = 0,4
tổng vùng giao thoa 2 bức xạ là 1,3 nếu tính trên bề rộng là 2,6mm
không biết lời giải sao cho ổn.


Tiêu đề: Trả lời: Dao động của hai vật
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 01:41:28 pm Ngày 29 Tháng Sáu, 2015
Thầy Dương ơi , có thầy Tiến ở bên trang chủ giải bài dao động kia như này ạ , thầy xem thế nào ạ :
(https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/v/t1.0-9/11183468_785014328280135_6174902956459748374_n.jpg?oh=98de199ec6484bd06b246173e91ccaa4&oe=5629F404&__gda__=1444643765_f9dad41cf38af1ad961d1996c02ecc69)
+ theo tôi đáp án ra 16cm có vẻ ổn hơn, vì đề bài không đề cập Fk có thay đổi hay không, nếu lúc đầu Fk=Fms thì rõ ràng vật trượt đều, trong khi đó M nhanh dần đến VTCB giữa Fms=Fdh thì M chuyển động chậm và sẽ dừng lại sau khi đi 16cm, lúc này tốc độ u=50cm/s là thừa

+(Fk luôn thay đổi từ giá trị bé), nếu lúc đầu m chưa trượt trên M thì đề cần nói rõ ==> Fms là ma sát nghỉ  Fk=Fdh hệ chuyện động đều ==> Fk tăng liên tục để cân bằng Fdh đến khi Fk=Fmstrượt thì m bắt đầu trượt trên M ==> lúc đó vật đạt tốc độ lớn nhất tại VTCB ==> biên độ dao động là 5 ==> quãng đường 13cm