Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tricachmang trong 01:21:01 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=22900



Tiêu đề: Điện xoay chiều - bài khó mong được thầy cô giúp đỡ
Gửi bởi: tricachmang trong 01:21:01 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2015
Đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp hiệu dụng trên R, L và C lần lượt là 60V, 120V và 60V. Thay C bởi tụ điện C’ thì điện áp hiệu dụng trên tụ C’ là 40V, khi đó, điện áp hiệu dụng trên R là


Tiêu đề: Trả lời: Điện xoay chiều - bài khó mong được thầy cô giúp đỡ
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 06:30:59 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2015
Đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp hiệu dụng trên R, L và C lần lượt là 60V, 120V và 60V. Thay C bởi tụ điện C’ thì điện áp hiệu dụng trên tụ C’ là 40V, khi đó, điện áp hiệu dụng trên R là
HD em làm
từ giá trị U trên các phần tư ==> U
mặt khác UR/UL=1/2 ==> R/ZL=1/2 ==> ZL=2R
khi thay đổi C thành C' ==> điện áp trên C,L,R bién thành Uc',UL',UR' nhưng UL'=2UR'
==> U'^2 = UR'^2 +(2UR'-Uc')^2 ==> UR'