Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ CẤP 2 => Tác giả chủ đề:: tranquocviet108 trong 09:40:19 pm Ngày 03 Tháng Sáu, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=22892



Tiêu đề: em hỏi một bài áp suất chất lỏng khó
Gửi bởi: tranquocviet108 trong 09:40:19 pm Ngày 03 Tháng Sáu, 2015
Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2, người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới. (Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10.000N/m3).
Các thầy xem hộ em cái ảnh bên dưới ạ. Tại sao lực F lại được tính bằng F = P(S1-S2) và tại sao áp suất lại tính bằng công thức      P = d ( H – h )
Các thầy có thể mô tả kĩ hơn hiện tượng giúp em được ko ạ! Em cám ơn các thầy nhiều                           


Tiêu đề: Trả lời: em hỏi một bài áp suất chất lỏng khó
Gửi bởi: cái gáo nhỏ trong 10:53:23 pm Ngày 04 Tháng Sáu, 2015
Hi vọng lời giải thích này giúp được em!
- Áp suất do nước tác dụng lên đáy nồi: em lưu ý đáy nồi nằm phía trên, nên áp suất do nước gây ra có hướng từ dưới lên (áp suất này do nước trong nồi gây ra), diện tích bị ép là phần đáy nồi ko bị khoét. Em biểu diễn trên hình theo lời này cho dễ hiểu!
- Áp suất do nước trong nồi tác dụng lên đáy nồi bằng áp suất do nước trong ống gây ra tại đáy bình [p= d(H-h)] do áp suất tại những điểm cùng độ cao thì bằng nhau.