Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: hstb trong 04:28:59 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=22798



Tiêu đề: Bài tập con lắc lò xo KHÓ (2)
Gửi bởi: hstb trong 04:28:59 pm Ngày 15 Tháng Năm, 2015
Phiền các thầy giúp em làm ba bài tập khó này với, em cảm ơn ạ!

Bài 1:    Treo vật m vào lò xo k. Khi vật m cân bằng thì lò xo dãn 10 cm. Lúc t = 0, từ vị trí cân bằng, người ta truyền cho vật m vận tốc 2 m/s theo phương thẳng đứng hướng xuống. Lấy g = 10 m/s². Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí lò xo không biến dạng là
   A. 7π/60 s.   
B. π/60 s.   
C. 2π/5 s.      
D. 4π/7 s.

Bài 2:    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng DĐĐH với biên độ 4cm và ở vị trí cao nhất lò bị nén 3cm. Lấy g = π² = 10m/s²  . Tính chu kỳ.

Bài 3: Một con lắc lò xo DĐĐH theo phương ngang, lò xo có độ cứng 50 N/m. Lực kéo về và lực đàn hồi khi vật ở cách VTCB 10cm là bao nhiêu?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo KHÓ (2)
Gửi bởi: Trần Anh Tuấn trong 11:49:24 am Ngày 16 Tháng Năm, 2015
Phiền các thầy giúp em làm ba bài tập khó này với, em cảm ơn ạ!

Bài 1:    Treo vật m vào lò xo k. Khi vật m cân bằng thì lò xo dãn 10 cm. Lúc t = 0, từ vị trí cân bằng, người ta truyền cho vật m vận tốc 2 m/s theo phương thẳng đứng hướng xuống. Lấy g = 10 m/s². Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí lò xo không biến dạng là
   A. 7π/60 s.   
B. π/60 s.   
C. 2π/5 s.      
D. 4π/7 s.

Bài 2:    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng DĐĐH với biên độ 4cm và ở vị trí cao nhất lò bị nén 3cm. Lấy g = π² = 10m/s²  . Tính chu kỳ.

Bài 3: Một con lắc lò xo DĐĐH theo phương ngang, lò xo có độ cứng 50 N/m. Lực kéo về và lực đàn hồi khi vật ở cách VTCB 10cm là bao nhiêu?
Hướng dẫn em như sau :
Bài 1 :
Tần số góc [tex]\omega ^{2}=\frac{g}{\Delta l}[/tex]
Tại VTCB , truyền vận tốc , vậy nên [tex]A=\frac{v_{0}}{\omega }[/tex]
Đến đây em vẽ vòng tròn lượng giác ra để tính
Thời gian đó là [tex]t=\frac{T}{2}+\frac{1}{\omega }.arcsin\left|\frac{mg}{kA} \right|[/tex]
Bài 2 : Độ biến dạng của lò xo ở vị trí cân bằng [tex]\Delta l=1cm[/tex]
Vậy tần số góc [tex]\omega ^{2}=\frac{g}{\Delta l}[/tex]
Từ đó tìm được chu kì
Bài 3 : bài này em áp dụng công thức [tex]F=kx[/tex] là xong thôi nhé !