Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tiendatptbt trong 03:08:25 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=22784



Tiêu đề: Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: tiendatptbt trong 03:08:25 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2015
Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A trong thang máy đứng yên. Khi vật nặng vừa đi xuống qua vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu đi lên nhanh dần đều với gia tốc 4,5 m/s2. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian một phần tư chu kì ngay sau đó là 1,4 A. Biết vật nặng có khối lượng 120 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Biên độ A có giá trị là
A. 0,64 cm. B. 1,19cm. C. 1,35 cm. D. 1,72 cm.

Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp.
P/s: Có thể trình bày theo hướng bảo toàn năng lượng càng tốt.


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: Quang Dương trong 04:53:35 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2015
Cơ năng của con lắc trước và sau khi thang máy tăng tốc không bằng nhau !

Xem hướng dẫn đính kèm


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: tiendatptbt trong 09:43:41 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2015
Em cũng giải theo năng lương như vậy mà không thể bấm ra đáp số 1.35cm.Mong thầy giải chi tiết giúp em  :-\


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:01:06 am Ngày 12 Tháng Năm, 2015
Bài toán: Con lắc lò xo trong thang máy
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A trong thang máy đứng yên. Khi vật nặng vừa đi xuống qua vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu đi lên nhanh dần đều với gia tốc 4,5 m/s2. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian một phần tư chu kì ngay sau đó là 1,4 A. Biết vật nặng có khối lượng 120 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Biên độ A có giá trị là
A. 0,64 cm. B. 1,19cm. C. 1,35 cm. D. 1,72 cm.

Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp.
P/s: Có thể trình bày theo hướng bảo toàn năng lượng càng tốt.
Độ dời VTCB O1O2=m.a/k = 0,54cm
+Vị trí xuất hiện Fq so với VTCB mới O2 : x = 0,54cm (chọn chiều dương hướng lên)
+ Vận tốc ngay trước và sau khi xuất hiện Fq: Vo=AW
==> biên độ lúc sau
A'^2 = x^2 + v^2/w^2 = 0,54^2+A^2
xét thời gian T/4 tính từ lúc bắt đầu X/H Fq ==> vật đến vị trí x1 (x1 vuông pha x) ==> x1^2+x^2=A'^2 = 0,54^2+A^2 ==> |x1|=A
==> quãng đường vật đi trong T/4 đầu là x+|x1| = 1,4A = A+0,54 ==> A=1,35cm