Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => Tác giả chủ đề:: hstb trong 11:27:13 pm Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=22315



Tiêu đề: Suất điện động cảm ứng của dây dẫn chuyển động
Gửi bởi: hstb trong 11:27:13 pm Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2014
Khung dây dẫn ABCD hình vuông, cạnh a = 20 cm, gồm 10 vòng dây, đặt trong một vùng không gian MNPQ
có từ trường đều với kích cỡ và phương, chiều của từ trường vuông góc với khung dây ABCD. Cảm ứng từ có độ lớn B = 0,05 T.
a) Tính từ thông gởi qua khung dây.
b) Cho khung dây tịnh tiến đều về phía bên phải với tốc độ v = 10 m/s. Xác định thời gian tồn tại suất điện động cảm ứng trong khung; tính độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung (trong thời gian trên).
c) Xác định chiều và độ lớn của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây. Cho biết mật độ điện trở của dây là  [tex]\lambda = 0,05\Omega /m[/tex]

------
Phiền các thầy giúp em làm câu c bài tập này được không ạ. Em xin cảm ơn ạ!


Tiêu đề: Trả lời: Suất điện động cảm ứng của dây dẫn chuyển động
Gửi bởi: Trần Văn Hậu trong 08:27:12 pm Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2014
Khung dây dẫn ABCD hình vuông, cạnh a = 20 cm, gồm 10 vòng dây, đặt trong một vùng không gian MNPQ
có từ trường đều với kích cỡ và phương, chiều của từ trường vuông góc với khung dây ABCD. Cảm ứng từ có độ lớn B = 0,05 T.
a) Tính từ thông gởi qua khung dây.
b) Cho khung dây tịnh tiến đều về phía bên phải với tốc độ v = 10 m/s. Xác định thời gian tồn tại suất điện động cảm ứng trong khung; tính độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung (trong thời gian trên).
c) Xác định chiều và độ lớn của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây. Cho biết mật độ điện trở của dây là  [tex]\lambda = 0,05\Omega /m[/tex]

------
Phiền các thầy giúp em làm câu c bài tập này được không ạ. Em xin cảm ơn ạ!


a/ Hướng dẫn
 Từ thông qua khung: [tex]\phi = N.B.S[/tex]
N: Số vòng
S: diện tích khung dây ABCD (đổi về đơn vị chuẩn)
b/ Suất điện động cảm ứng chỉ xuất hiện khi cạnh BC bắt đầu lọt ra khỏi vùng từ trường (vượt qua NP)
thời gian xuất hiện suất điện động chính là thời gian để cạnh AB từ lúc [tex]BC \equiv NP[/tex] đến lúc [tex]AD \equiv NP[/tex]
Khi đó [tex]t = \frac{AB}{v}[/tex]
Suất điện động cảm ứng: [tex]e = \frac{\Delta \phi }{\Delta t} =\frac{NBS}{t}[/tex]
c/ Dòng điện cảm ứng: [tex]I_{C} = \frac{e}{R}=\frac{e}{4a.\lambda }[/tex]
Theo định luật Lenzt thì I có chiều ABCD