Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: afuro_gunsou trong 09:58:14 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21995



Tiêu đề: Một số bài tập về sóng cơ và dđđh khó cần giải đáp
Gửi bởi: afuro_gunsou trong 09:58:14 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2014
1)Phương trình của sóng dừng trên một sợi dây có dạng u=asin(bx)cos(ωt) (cm), trong đó u là li độ dao động tại thời điểm t của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc tọa độ O một khoảng bằng x (x đo bằng m; t đo bằng giây ). Cho biết bước sóng λ=0,4m; tần số sóng f=50Hz và biên độ dao động của một phần tử M cách nút sóng 5cm có giá trị là 5mm. Các giá trị của a và b trong phương trình sóng tương ứng là bao nhiêu?
2)một hệ gồm m1=m2=1000g dính vào nhau và cùng được treo vào lò xo có độ cứng k=100 N/m, trong đó m1 gắn chặt vào lò xo còn m2 dính vào dưới m1. Từ vị trí cân bằng của hệ, người ta nâng hệ vật lên đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hệ dao động điều hòa. Đúng lúc hệ vật qua vị trí có động năng bằng thế năng và ở dưới vị trí cân bằng của hệ thì m2 tách ra khỏi m1.hỏi sau đó biên độ dao động của m1 là bao nhiêu? Cho g=pi^2 10 m/s^2
A. 20cm B. 14,14cm C.24,14cm D.26,13cm
3)Một sợi dây đàn hồi 1 đầu tự do, 1 đầu được gắn và âm thoa có tần số thay đổi được. Khi thay đổi tần số âm thoa thì thấy với 2 giá trị liên tiếp của tần số là 21Hz; 35Hz thì trên dây có sóng dừng. Hỏi nếu tăng dần giá trị của tần số từ 0Hz đến 50Hz sẽ có bao nhiêu giá trị của tần số để trên dây lại có sóng dừng. Coi vận tốc sóng và chiều dài dây là không đổi.
A.7 giá trị B. 6 giá trị C. 4 giá trị. D. 3 giá trị.
4) Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn sóng A, B giống nhau trên mặt nước. Hai sóng truyền đi có bước sóng 2cm. Tại điểm M trên miền gặp nhau của hai sóng có hiệu đường đi bằng 3,2cm sóng dao động với biên độ a . M’ là điểm đối xứng với M qua trung điểm của đoạn AB . Trên đoạn MM’ có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng a (không kể M và M’)?
A. 4      B. 6      C. 5      D. 3
Xin cho em cách làm dạng bài "Trên đoạn AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng a (a cho trước)"
5)Một sợi dây đàn hồi OM = 120 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây có sóng dừng với 5 bó sóng. Biện độ tại bụng sóng là 2 cm. Tại điểm N trên dây gần O nhất có biên độ dao động là 1 cm. ON có giá trị là:
A. 4 cm B. 8 cm C. 12 cm D. 24 cm
Cho em hỏi cách sd hình tròn trong BT sóng cơ dc ko ạ vì em thấy có một vài bài sd hình tròn truc dọc nhưng em quen sd trục ngang hơn và cô em có nói chiều quay của chất điểm có thể cùng chiều kim đồng hồ tùy theo phương truyền sóng và em thử sd hình tròn thì tính ra DA B
6) Một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ số đàn hồi k = 100N/m được đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với chất điểm m1 = 0,5 kg. Chất điểm m1 được gắn với chất điểm thứ hai m2 = 0,5kg .Các chất điểm đó có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang (gốc O ở vị trí cân bằng của hai vật) hướng từ điểm cố định giữ lò xo về phía các chất điểm m1, m2. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 2cm rồi truyền cho chúng vận tốc v=20căn3 (cm/s). Bỏ qua sức cản của môi trường. Hệ dao động điều hòa. Gốc thời gian chọn khi buông vật. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 1N. Thời điểm mà m2 bị tách khỏi m1
A.pi/15   B.1/10   C.pi/2   D.pi/10
7)Hai chất điểm cùng chuyển động tròn đều trên đương tròn tâm O bán kính R = 5cm với tốc độ 5(vòng/s). Hình chiếu của chúng xuống trục Ox là P1, P2 có tọa độ biến thiên theo phương trình là: x1 = Acos((t) và x2 = Acos((t - 4π/3). Hỏi độ dài đại số P1P2 biến thiên theo quy luật nào sau đây ?
A. x2 = 5căn3cos(10πt – π/6) B. x2 = 5cos(10πt – π/6)
B. x2 = 5căn3cos(5πt + π/6) D. x2 = 5căn3cos(5πt – π/6)
8)Một chất điểm M (có khối lượng m) chuyển động đều trên đường tròn bán kính A. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M xuống đường kính. Biết H dao động điều hòa với PT x=Acosωt. Nhận định nào sau đây sai:
A.   M có tốc độ lớn nhất bằng ωA
B.   Gia tốc hướng tâm của M luôn bằng ω2A
C.   Trong một chu kì H đi được quãng đường là 4A
D.   Lực hướng tâm tác dụng vào M bằng mω2A
Trong hai câu cuối cho em hỏi khi xem dđđh như chuyển động tròn đều thì các đại lượng nào của hai cái đó bằng nhau và giải thích hộ em vì sao câu 8 là A ạ




Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập về sóng cơ và dđđh khó cần giải đáp
Gửi bởi: Trần Văn Hậu trong 08:26:36 am Ngày 31 Tháng Mười, 2014
Câu 1:
Biên độ tại M (5 mm) cách nút sóng một khoảng: 5 cm = [tex]\frac{\lambda }{8}[/tex]
Vì M cách nút [tex]\frac{\lambda }{8}[/tex] nên biên độ tại M bằng một nữa biên tại bụng
Vậy bụng sóng dao động với biên độ a = 2[tex]A_{M}[/tex] = 10 mm
Thay a = 10 mm và 5 cm vào biên độ của M
[tex]\Rightarrow 10sin(b.5)=5 \Rightarrow sin(5b)=0,5 = sin(\frac{\pi }{6}) \Rightarrow b = \frac{\pi }{30}[/tex] cm hoặc b = [tex]\frac{\pi }{6}[/tex] cm




Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập về sóng cơ và dđđh khó cần giải đáp
Gửi bởi: Nguyễn Văn Đức trong 12:50:48 am Ngày 01 Tháng Mười Một, 2014
Câu 2
bạn xem hình ảnh bên dưới


Tiêu đề: Trả lời: Một số bài tập về sóng cơ và dđđh khó cần giải đáp
Gửi bởi: huongduongqn trong 10:31:19 am Ngày 02 Tháng Mười Một, 2014
bạn nên tách các bài riêng ra và không nên gửi quá nhiều bài trong cùng một bài post