Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: miamiheat(HSBH) trong 09:03:31 pm Ngày 20 Tháng Chín, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21727



Tiêu đề: Âm cơ bản và hoạ âm
Gửi bởi: miamiheat(HSBH) trong 09:03:31 pm Ngày 20 Tháng Chín, 2014
1.Một ống thuỷ tinh dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở, chứa nước. Thay đổi cột nước làm cho chiều cao cột không khí trong ống có thể thay đổi trong khoảng từ 45 cm đến 85 cm. Một âm thoa dao động trên miệng ống với tần số 680 Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Lúc có cộng hưởng âm thì tần số của âm thoa ứng với hoạ âm bậc mấy của âm cơ bản do ống này phát ra.

2.Một âm thoa dao động với tần số 1360 Hz trên miệng ống dựng đứng với đầu dưới kín, đầu trên hở. Thay đổi dần chiều cao cột không khí trong ống từ 45 cm đến 85 cm. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Trong thí nghiệm trên, khi có cộng hưởng âm lần thứ hai thì tần số của âm thoa ứng với hoạ âm bậc mấy của âm cơ bản do ống này phát ra.

Mọi người giúp mình trả lời với.       


Tiêu đề: Trả lời: Âm cơ bản và hoạ âm
Gửi bởi: lalala3011 trong 09:55:59 pm Ngày 21 Tháng Chín, 2014
Chào bạn!
Vì ống thuỷ tinh đầu dưới kín, đầu trên hở, tức là một đầu cố định, một đầu tự do, nên mình sẽ áp dụng công thức L=(2n+1)[tex]\frac{v}{4f}[/tex]
Ta gán điều kiện chiều dài của ống thủy tinh:
[tex]0.45 \leq L=(2n + 1)\frac{v}{4f} \leq 0.85[/tex]
[tex]\Leftrightarrow 1.3 \leq n \leq 2.9[/tex]
[tex]\Leftrightarrow n = 2[/tex]
Vậy ta có (2n+1) bậc tức là (2.2+1) =5 bậc.
Chúc bạn học tốt!


Tiêu đề: Trả lời: Âm cơ bản và hoạ âm
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:20:03 am Ngày 22 Tháng Chín, 2014
2.Một âm thoa dao động với tần số 1360 Hz trên miệng ống dựng đứng với đầu dưới kín, đầu trên hở. Thay đổi dần chiều cao cột không khí trong ống từ 45 cm đến 85 cm. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Trong thí nghiệm trên, khi có cộng hưởng âm lần thứ hai thì tần số của âm thoa ứng với hoạ âm bậc mấy của âm cơ bản do ống này phát ra.
Mọi người giúp mình trả lời với.       
giả sử lúc đầu cột khí dài
Xét chiều dài cột khí L=85 = (2k+1).lambda/4 ==> k=6,3
==> k=6 nghe rõ lần thứ 1, k=5 nghe rõ lần thứ 2 ==> L = 11.lambda/4=11.v/4f ==> f=11.v/4L=11fmin
giả sử lúc đầu cột khí ngắn
xét L=45=(2k+1)lambda/4 ==> k=3,1 ==> k=4 là Cộng hưởng lần 1, k=5 là cộng hưởng lần 2 ==> KQ tương tự TH1