Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: allstar(HSBH) trong 12:58:12 pm Ngày 31 Tháng Bảy, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21394



Tiêu đề: Bài tập về dao động điều hoà
Gửi bởi: allstar(HSBH) trong 12:58:12 pm Ngày 31 Tháng Bảy, 2014
1. Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số: dao động thứ nhất có biên độ 6 cm và trễ pha hơn dao động tổng hợp là [tex]\pi[/tex]/2. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9 cm. Biên độ dao động thứ hai là?

2.Vật thực hiện đồng thời hai dao động có pt lần lượt [tex]x_1 = A_1cos(4\pi t-\pi/6)[/tex](cm); [tex]x_2 = A_2cos(4\pi t+\pi/2)[/tex](cm). Tại thời điểm [tex]t_1[/tex] có các giá trị [tex]x_1(t_1)[/tex] = 4 cm; [tex]x_2(t_1)[/tex] = -4 cm. Thời điểm [tex]t_2 = t_1 + 0,125[/tex] (s) các giá trị li độ [tex]x_1(t_2)[/tex] = 0; [tex]x_2(t_2)[/tex] = -4[tex]\sqrt{3}[/tex] cm. Pt dao động tổng hợp.

3.Gọi x là dao động tổng hợp của hai dao động sau: [tex]x_1 = 10cos(\omega t+\varphi _1)[/tex](cm) và [tex]x_2 = Acos(\omega t+\varphi _2)[/tex]. Biết khi [tex]x_1[/tex] = -5 cm thì x = -2 cm; khi [tex]x_2[/tex] = 0 thì x = -5[tex]\sqrt{3}[/tex] cm và [tex]|\varphi _1 - \varphi _2| < \pi /2[/tex]. Biên độ của dao động tổng hợp bằng?

Mọi người giúp mình trả lời với.

 



 
  




  


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động điều hoà
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:21:29 am Ngày 01 Tháng Tám, 2014
1. Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số: dao động thứ nhất có biên độ 6 cm và trễ pha hơn dao động tổng hợp là [tex]\pi[/tex]/2. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9 cm. Biên độ dao động thứ hai là?

Ta có : x2 = A1 = 6cm  và x1 + x2 = 9      => x1 = 3cm

Hai dao động vuong pha => [tex]\frac{x_1^2}{A_1^2}+\frac{x_2^2}{A_2^2}=1=>A_2=4\sqrt{3}cm[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động điều hoà
Gửi bởi: Khủng Long Lùn trong 10:05:30 am Ngày 01 Tháng Tám, 2014

2.Vật thực hiện đồng thời hai dao động có pt lần lượt [tex]x_1 = A_1cos(4\pi t-\pi/6)[/tex](cm); [tex]x_2 = A_2cos(4\pi t+\pi/2)[/tex](cm). Tại thời điểm [tex]t_1[/tex] có các giá trị [tex]x_1(t_1)[/tex] = 4 cm; [tex]x_2(t_1)[/tex] = -4 cm. Thời điểm [tex]t_2 = t_1 + 0,125[/tex] (s) các giá trị li độ [tex]x_1(t_2)[/tex] = 0; [tex]x_2(t_2)[/tex] = -4[tex]\sqrt{3}[/tex] cm. Pt dao động tổng hợp.

 

Ta có T=0,5s => 0,125s = T/4. Từ đó ta có A1=4cm và A2=8cm. Có A1, A2 ta dễ dàng tổng hợp đc 2 dao động.
Pt dao động tổng hợp là A=4căn(3).cos(4pi.t + pi/3)  ^-^

Đây là bài làm của tớ. Cậu kiểm lại xem có sai sót gì không góp ý cho tớ nhé. Lần đầu tớ tham gia giải bài đó ^^!


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động điều hoà
Gửi bởi: allstar(HSBH) trong 10:49:04 pm Ngày 01 Tháng Tám, 2014
3.Gọi x là dao động tổng hợp của hai dao động sau: [tex]x_1 = 10cos(\omega t+\varphi _1)[/tex](cm) và [tex]x_2 = Acos(\omega t+\varphi _2)[/tex]. Biết khi [tex]x_1[/tex] = -5 cm thì x = -2 cm; khi [tex]x_2[/tex] = 0 thì x = -5[tex]\sqrt{3}[/tex] cm và [tex]|\varphi _1 - \varphi _2| < \pi /2[/tex]. Biên độ của dao động tổng hợp bằng?
Thầy cô, mọi người giải giúp câu 3 với.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động điều hoà
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 04:00:18 pm Ngày 02 Tháng Tám, 2014
3.Gọi x là dao động tổng hợp của hai dao động sau: [tex]x_1 = 10cos(\omega t+\varphi _1)[/tex](cm) và [tex]x_2 = Acos(\omega t+\varphi _2)[/tex]. Biết khi [tex]x_1[/tex] = -5 cm thì x = -2 cm; khi [tex]x_2[/tex] = 0 thì x = -5[tex]\sqrt{3}[/tex] cm và [tex]|\varphi _1 - \varphi _2| < \pi /2[/tex]. Biên độ của dao động tổng hợp bằng?
Thầy cô, mọi người giải giúp câu 3 với.

Ta có: x = x1 + x2
Lúc sau:

Khi x2 = 0 thì x1 = x = -5cm = [tex]-A_1\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]

x2 = 0 => vecto A2 hướng thẳng đứng lên trên hoặc xuống dưới.

x1 = [tex]-A_1\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex] thì vecto A1 hợp với trục nằm ngang 30 độ

Vẽ hai vecto đó ra, với dữ kiện độ lệch không lớn hơn 90 độ => góc giữa hai vecto đó là 60 độ hay [tex]\Delta \varphi =60^0[/tex]

Lúc đầu: x1 = -5cm, x = -2cm => x2 = 3cm

x1 = -5cm = A1/2 => góc giữa vecto A1 và trục nằm ngang là 60 độ, vẽ vecto A2 ra, có thể nằm trên hay dưới A1 một góc 60 (độ lệch pha) => x2 có độ lớn bằng A2 hoặc bằng A2/2
=> A2 = 3cm hoặc 6cm

Dùng công thức này tính thôi [tex]A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2cos\Delta \varphi[/tex]

Bạn nên vẽ hình sẽ dễ hình dung.