Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: bangzelo5 trong 08:58:31 am Ngày 18 Tháng Bảy, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21256



Tiêu đề: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: bangzelo5 trong 08:58:31 am Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Cho e hỏi bài này: Câu 1:1 con lắc lò xo dao động điều hòa với pt x= Acos2nt cm. Động năng và thế năng của con lắc bằng nhau lần thứ 2012 vào thời điểm nào?
Câu 2: Treo vật có khối lượng 200g vào lò xo thì lò xo dãn ra 2cm. Khi vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 25cm đến 35cm. Cơ năng của hệ là?
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?
Câu 4: 1 con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 18cm. Tại vị trí li độ x=6cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là?
Mong mọi người giúp đõ. Em cảm ơn rất nhiều.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 11:05:26 am Ngày 18 Tháng Bảy, 2014

Câu 4: 1 con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 18cm. Tại vị trí li độ x=6cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là?
Mong mọi người giúp đõ. Em cảm ơn rất nhiều.


Cơ năng không đổi luôn bằng động năng + thế năng

W = Wđ + Wt
=> Wđ = W - Wt = [tex]\frac{1}{2}kA^{2} - \frac{1}{2}kx^{2} = \frac{1}{2}k( A^{2} - x^{2})[/tex]

=> [tex]\frac{Wd}{Wt} = \frac{\frac{1}{2}k(A^{2}- x^{2})}{\frac{1}{2}kx^{2}}= \frac{A^{2}-x^{2}}{x^{2}}[/tex]

Em thay A, x vào là ra đáp án nhé



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 11:38:11 am Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Em xem lại đề nhé.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 12:59:55 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?
Có nhầm lẫn gì chăng?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 01:14:39 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 2: Treo vật có khối lượng 200g vào lò xo thì lò xo dãn ra 2cm. Khi vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 25cm đến 35cm. Cơ năng của hệ là?
Mong mọi người giúp đõ. Em cảm ơn rất nhiều.
[tex]\Delta l_{o}=\frac{g}{\omega ^{2}}\Rightarrow \omega ^{2}=\frac{g}{\Delta l_{o}}=...[/tex]

Từ chỗ màu đỏ [tex]\Rightarrow A=5(cm)[/tex]

Thay số [tex]W=\frac{1}{2}m\omega ^{2}A^{2}=...[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 01:50:33 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 1: 1 con lắc lò xo dao động điều hòa với pt x= Acos2nt cm. Động năng và thế năng của con lắc bằng nhau lần thứ 2012 vào thời điểm nào?
[tex]T=1(s)[/tex], ban đầu vật ở biên [tex]+A[/tex]

Vị trí động năng = thế năng là [tex]x=\pm \frac{A}{\sqrt{2}}[/tex]

Trong [tex]1T[/tex] vật đi qa 2 vị trí này 4 lần

Sau khi đi được [tex]502T[/tex] vật đi qa 2 vị trí này [tex]2008[/tex] lần, còn 4 lần nữa

Sau [tex]502T[/tex], vật lại về vị trí ban đầu, tức là biên [tex]+A[/tex], vật cần đi từ [tex]+A\rightarrow O\rightarrow -A\rightarrow O\rightarrow \frac{A}{\sqrt{2}}[/tex]

Tgian để vật thực hiện quãng đường đó là [tex]\frac{T}{2}+\frac{T}{4}+\frac{T}{8}=\frac{7T}{8}[/tex]

Vậy tổng tgian đi được là [tex]502T+\frac{7T}{8}=502,875(s)[/tex]






Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: bangzelo5 trong 07:21:32 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Em xem lại đề nhé.

Dạ em nhầm lẫn tí: đề bài là Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax=4N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: bangzelo5 trong 07:24:45 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?
Có nhầm lẫn gì chăng?

Dạ đề bài là Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax=4N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 09:41:15 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Em xem lại đề nhé.

Dạ em nhầm lẫn tí: đề bài là Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax=4N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Lực đàn hồi cực đại: F đh max = [tex]k ( \Delta l_{o} + A ) = 4[/tex]
Lực đàn hồi cực tiểu: F đh min = [tex]k ( \Delta l_{o} - A ) = 2[/tex]
Năng lượng dao động: [tex]W = \frac{1}{2}kA^{2} = 2.10^{-2}[/tex]

Em có 3 phương trình với 3 ẩn k, [tex]\Delta l_{o}[/tex] và A
Còn lại là việc của toán để giải thôi




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 10:41:58 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Em xem lại đề nhé.

Dạ em nhầm lẫn tí: đề bài là Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax=4N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Lực đàn hồi cực đại: F đh max = [tex]k ( \Delta l_{o} + A ) = 4[/tex]
Lực đàn hồi cực tiểu: F đh min = [tex]k ( \Delta l_{o} - A ) = 2[/tex]
Năng lượng dao động: [tex]W = \frac{1}{2}kA^{2} = 2.10^{-2}[/tex]

Em có 3 phương trình với 3 ẩn k, [tex]\Delta l_{o}[/tex] và A
Còn lại là việc của toán để giải thôi



Vớ va vớ vẩn, giải cho các em thế đấy à?  >:(

Ở VTCB, lực đàn hồi [tex]F=k\Delta l_{o}=2(N)[/tex], lấy đâu ra cái cực tiểu thế hả???

Chúng tôi nghiêm túc đề nghị bạn Ngọc Anh lần sau đọc kĩ đề


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc lò xo.
Gửi bởi: Ngọc Anh trong 10:49:16 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2014
Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Em xem lại đề nhé.

Dạ em nhầm lẫn tí: đề bài là Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E= 2.10^-2(J), lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax=4N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F=2N. Biên độ dao động sẽ là?

Lực đàn hồi cực đại: F đh max = [tex]k ( \Delta l_{o} + A ) = 4[/tex]
Lực đàn hồi cực tiểu: F đh min = [tex]k ( \Delta l_{o} - A ) = 2[/tex]
Năng lượng dao động: [tex]W = \frac{1}{2}kA^{2} = 2.10^{-2}[/tex]

Em có 3 phương trình với 3 ẩn k, [tex]\Delta l_{o}[/tex] và A
Còn lại là việc của toán để giải thôi



Vớ va vớ vẩn, giải cho các em thế đấy à?  >:(

Ở VTCB, lực đàn hồi [tex]F=k\Delta l_{o}=2(N)[/tex], lấy đâu ra cái cực tiểu thế hả???

Chúng tôi nghiêm túc đề nghị bạn Ngọc Anh lần sau đọc kĩ đề



 :D :D :D :D :D :D :D :D
Ờ thì chú sửa lại cho em ấy
Có thế thôi :)))))))))))))
5 phẩy đây nên chú thông cảm  ;;) ;;) ;;)