Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: SolA trong 01:10:33 am Ngày 27 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21017



Tiêu đề: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: SolA trong 01:10:33 am Ngày 27 Tháng Sáu, 2014
1. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định có f=50Hz vào 2 đầu đoạn mạch RLC nt.
Cuộn dây thuần cảm L có độ tự cảm không đổi, điện trở thuần R=200[tex]\Omega[/tex] còn điện dung thay đổi được. Khi điều chỉnh tới giá trị [tex]C_1[/tex] và [tex]{C_1}/2[/tex] thì đoạn mạch có cùng P đồng thời i qua đoạn mạch 2 TH vuông pha. Độ tự cảm của cuộn dây là:
A. [tex]3/{\pi}[/tex]
B. [tex]2/{3\pi}[/tex]
C. [tex]6/{\pi}[/tex]
D. [tex]3/{2\pi}[/tex]

2. Đặt 1 nguồn điện xoay chiều có =120V, tần số f=50Hz vào 2 đầu mạch RLC. R=30[tex]\Omega[/tex], cuộn dây thuần cảm L=[tex]1/{\pi}[/tex], tụ C biến đổi từ 0 tới vô cùng và hiệu điện thế định mức của C là U=240V. Biết rằng trong TH tụ C bị đánh thủng. Người ta đã đặt điện dung biến thiên trong khoảng nào?
A.[tex]0<C\leq9,51\muF[/tex]
B.[tex]9,51\muF<C<48,92\muF[/tex]
C. [tex]48,92\muF\leqC\leq154,68\muF[/tex]
D.[tex]154,68\muF<C< [/tex]vô cùng

3. Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC đoạn AM có R và cuộn dây thuần cảm với 2R=[tex]Z_L[/tex], đoạn MB có C thay đổi được. Đặt 2 đầu 1 hđt u=[tex]U_0[/tex]cos[tex]\omega[/tex]t có [tex]U_0[/tex] và [tex]\omega[/tex]t không đổi. Thay đổi C =[tex]C_0[/tex] P mạch max khi đó mắc thêm tụ [tex]C_1[/tex] vào mạch MB P giảm 1 nửa, tiếp tục mắc thêm tụ [tex]C_2[/tex] vào mạch MB để P tăng gấp đôi.Giá trị [tex]C_2[/tex] là:
A. [tex]{C_0}/3 [/tex]hoặc[tex] 3C_0[/tex]
B. [tex]{C_0}/2[/tex] hoặc[tex] 2C_0[/tex]
C. [tex]{C_0}/3 [/tex]hoặc [tex]2C_0[/tex]
D. [tex]{C_0}/2[/tex] hoặc [tex]3C_0[/tex]

4. Một chiếc đèn có P định mức 40W, cường độ dòng điện định mức 0,8A. Đèn được mắc nt với 1 cuộn dây vào nguồn điện xoay chiều có U=120V f=50Hz thì nó sáng bình thường. Khi đó hiệu điện thế tức thời ở 2 đầu cuộn dây nhanh pha [tex]0,4841\pi[/tex](rad) so với dòng điện tức thời chạy trong mạch.Coi đèn ống như 1 điện trở thuần. Độ tự cảm và điện trở thuần của cuộn dây là:
A.[tex]427mH; 3,4\Omega[/tex]
B.[tex]427mH; 6,7\Omega[/tex]
C.[tex]626mH; 6,7\Omega[/tex]
D.[tex]626mH; 3,4\Omega[/tex]

5. Đặt 1 nguồn điện xoay chiều có U= 110V vào 2 đầu của mạch gồm 1 cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm mắc nt với R=100[tex]\Omega[/tex]. Dùng 1 vôn kế lí tưởng mắc lần lượt vào 2 đầu của cuộn dây và điện trở R thì nó chỉ các giá trị tương ứng [tex]U_1 =40V[/tex], [tex]U_2 =80V[/tex]. Công suất tiêu thụ của cuộn dây là:
A.5,5W
B.10,5W
C.15,5W
D.20,5W
 

mọi người giúp cho e mấy bài này với e cảm ơn rất nhiều!!


Tiêu đề: Trả lời: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 01:17:13 am Ngày 27 Tháng Sáu, 2014
Câu 1
Đặt Zc1 = x => Zc2 = 2x
P k đổi => Zl - x = 2x - Zl
=> 3x = 2Zl  (1)
Lại có [tex]\frac{Zl - x}{R} = \frac{2x -Zl}{R}[/tex] (2)
Từ 1 => rút Zl theo x thế vô (2) được pt 1 ẩn x => x
Chúc bạn tính toán thành công

 ~O) ~O) ~O)


Tiêu đề: Trả lời: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 02:26:44 am Ngày 27 Tháng Sáu, 2014
Câu 5
[tex]U^2 = (U_R+U_r)^{2} +U^{2}_L[/tex]
[tex]110^2 = U_R^{2} +U^{2}_{cd} +2U_RU_r[/tex]
tính ra Ur nha
Lại có I = UR/ R =
=> r = ...
=> P =
chúc bạn tính toán thành công


Tiêu đề: Trả lời: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 04:27:48 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2014
Câu 2
có phải đoạn này đánh thiếu gì k? sao chầm dở chừng vậy?
Biết rằng trong TH tụ C bị đánh thủng


Tiêu đề: Trả lời: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 04:52:37 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2014

3. Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC đoạn AM có R và cuộn dây thuần cảm với 2R=[tex]Z_L[/tex], đoạn MB có C thay đổi được. Đặt 2 đầu 1 hđt u=[tex]U_0[/tex]cos[tex]\omega[/tex]t có [tex]U_0[/tex] và [tex]\omega[/tex]t không đổi. Thay đổi C =[tex]C_0[/tex] P mạch max khi đó mắc thêm tụ [tex]C_1[/tex] vào mạch MB P giảm 1 nửa, tiếp tục mắc thêm tụ [tex]C_2[/tex] vào mạch MB để P tăng gấp đôi.Giá trị [tex]C_2[/tex] là:
A. [tex]{C_0}/3 [/tex]hoặc[tex] 3C_0[/tex]
B. [tex]{C_0}/2[/tex] hoặc[tex] 2C_0[/tex]
C. [tex]{C_0}/3 [/tex]hoặc [tex]2C_0[/tex]
D. [tex]{C_0}/2[/tex] hoặc [tex]3C_0[/tex]

mọi người giúp cho e mấy bài này với e cảm ơn rất nhiều!!

Z1= R
P giảm 1 nửa
=> Z2 = [tex]\sqrt{2}Z_1[/tex]
=> [tex]2R^{2} = R^{2} + (2R-Zc)^{2}[/tex]
=> 2R - Zc = R
 ~O) Zc = R
Mà ban đầu nó là Zc = Zl = 2R tức là Zc giảm 2 lần hay đồng nghĩa C tăng 2 lần
lúc này C = 2Co ( mắc song song)
Bây giờ muốn P lại tăng 2 lần hay nghĩa là lại về max thì phải về Co ( mắc nối tiếp để giảm C)
C = Co = (2Co*C2)/(C2+2Co) => C2 = 2Co

 ~O) 2R - Zc = -R => Zc = 3R = 3/2 Zc
=> C1 = 2/3 Co
Lúc sau mắc C2, ghép song song để tăng
C = C0 = 2/3 Co + C2
=> C2= Co/3
Chọn C



Tiêu đề: Trả lời: Bài Tập Điện xoay chiều 1
Gửi bởi: SolA trong 10:42:56 pm Ngày 27 Tháng Sáu, 2014
Câu 2
có phải đoạn này đánh thiếu gì k? sao chầm dở chừng vậy?
Biết rằng trong TH tụ C bị đánh thủng

mình viết thiếu xin lỗi nha
Biết rằng trong TH này tụ C bị đánh thủng.