Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: specialone96 trong 08:11:15 pm Ngày 25 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20984



Tiêu đề: Dao động cơ- Phóng xạ- Sóng ánh sáng ôn thi đại học
Gửi bởi: specialone96 trong 08:11:15 pm Ngày 25 Tháng Sáu, 2014
1.Hai chất điểm điều hòa cùng phương cùng tần số góc. Tại mọi thời điểm gia tốc a1 của chất điểm thứ 1 và gia tốc a2 của chất điểm thứ 2 thỏa mãn:[tex]4a1^{2}+9a2^{2}=24^{2}[/tex]. .Khi chất điểm thứ nhất có tốc độ 3cm/s thì thứ 2 có tốc độ là:(cm/s)

[tex]A.3\sqrt{2} .......B.2\frac{\sqrt{3}}{3}........C.2\sqrt{3}..... ..D.\frac{3\sqrt{3}}{2}[/tex]

2.Một mẫu Radium Ra226 có khối lượng m=1g, chu kì bán rã T1=1620 năm, phóng xạ anpha cho hạt nhân con X. Hạt nhân X vừa tạo ra lại phân rã với chu kì bán rã T2=3,82 ngày. Sau một thời gian, người ta thấy khối lượng hạt nhân X không đổi. Khối lượng hạt nhân X khi đó là:

Đáp án là: 6,46[tex]\mu[/tex]g

3. Một điểm sáng S chuyển động đều theo phương song song với đoạn thẳng nối hai lỗ nhỏ S1 và S2 trên màn phẳng.Khoảng cách giữa 2 lỗ là a=2 mm, nguồn sáng cách màn đoạn D=1m. Tại điểm A nằm trên trục của hệ hai khe có đặt 1 máy đo ánh sáng, cứ mỗi giây máy đo ghi được 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng của bứa xạ màu vàng có bước sóng [tex]\lambda1 =[/tex]600nm và màu tím [tex]\lambda 2=400nm[/tex]  và nguồn bắt đầu chuyển động từ điểm O trên trung trực của S1 và S2 thì điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu chuyển động là:

A.0,3666s        B. 0,1333s         C.0,2555s         D.0,6969s

PS: Mọi người giải đáp nhanh, em đang phấn đấu Toán 9 Lý 9 Hóa 4 ( Hóa bị mất căn bản nên phải thế   :-\ ). Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ. ho:) ho:) ho:) ho:)



Tiêu đề: Trả lời: Dao động cơ- Phóng xạ- Sóng ánh sáng ôn thi đại học
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 10:10:38 pm Ngày 25 Tháng Sáu, 2014
Câu 3
Bạn xem bài làm của traugia
Khoảng vân của as vàng là : [tex]i_{1}=\frac{\lambda _{1}D}{a} = 0,3 mm[/tex]
Mà trong 1 s thì có 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng => tốc độ dịch chuyển của hệ vân là :
 v = [tex]\frac{15.i_{1}}{t} = 4.5 mm/s[/tex]
Khi chiếu đồng thời hai bức xạ, vị trí trùng nhau của hai bức xạ là :
             k1.600 = k2.400
      <=> k1.3 = k2.2 => Vị trí trùng nhau gần nhất : k1 = 2, k2 = 3
Vậy khoảng cách giữa hai vân trùng gần nhất là : [tex]\Delta x = x_{v2} = 2i_{1} = 0,6 mm[/tex]
=> Khi di chuyển nguồn sáng thì thời điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu dịch chuyển là : t = [tex]\frac{\Delta x}{v} = \frac{0,6}{4,5} = 0.13333 s[/tex]