Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: MTP trong 09:33:51 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20970



Tiêu đề: Bài giao động điều hòa
Gửi bởi: MTP trong 09:33:51 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2014
Bài này em không biết sai đề hay sao mà làm mãi chằng ra kết quả giống đáp án:
+Một vật dao động điều hòa với ly độ x=4cos(0,5pit-5pi/6) trong đó t tính bằng (s.Vào thời điểm nào sau đây vật đi qua vị trí x=2căng3(cm) theo chiều dương của trục tọa độ.
A)t=1s  B) t=2s C)t=16/3s D)t=1/3s
+Còn đây là bài em thấy hơi lạ tí vì pt dao động sao lại có sin:
1 vật dao động điều hòa có pnhuong trình x=10sin(0.5pit+pi/6)cm thời gian ngắn nhất từ lúc vật bắt đầu dao dộng đén lúc vật qua vị trí có li độ -5căng3(cm) lần thứ 3 theo chiều dương là:
A)7s B)9s C)11s  D)12s
...m.n giải giùm em với cho em hỏi pt dao động như x=10sin(0.5pit+pi/6) đã đúng chưa hay là đề sai ạ


Tiêu đề: Trả lời: Bài giao động điều hòa
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 09:48:30 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2014
Bài này em không biết sai đề hay sao mà làm mãi chằng ra kết quả giống đáp án:
+Một vật dao động điều hòa với ly độ x=4cos(0,5pit-5pi/6) trong đó t tính bằng (s.Vào thời điểm nào sau đây vật đi qua vị trí x=2căng3(cm) theo chiều dương của trục tọa độ.
A)t=1s  B) t=2s C)t=16/3s D)t=1/3s
+Còn đây là bài em thấy hơi lạ tí vì pt dao động sao lại có sin:
1 vật dao động điều hòa có pnhuong trình x=10sin(0.5pit+pi/6)cm thời gian ngắn nhất từ lúc vật bắt đầu dao dộng đén lúc vật qua vị trí có li độ -5căng3(cm) lần thứ 3 theo chiều dương là:
A)7s B)9s C)11s  D)12s
...m.n giải giùm em với cho em hỏi pt dao động như x=10sin(0.5pit+pi/6) đã đúng chưa hay là đề sai ạ

Phương trình dao động là nghiệm của phương trình vi phân bậc 2, có dạng là hằng số nhân hàm sin hay cos. SGK bây giờ chọn hàm cos, ngày xưa là hàm sin. Bạn không thích hàm sim có thể đổi sang cos dễ dàng mà, hơn kém nhau pi/2 thôi.

Bài 1 có thể lỗi số ở đáp án hay đề. t = 0 vật qua vị trí x = 2 căn 3 theo chiều dương rồi. Muốn qua theo chiều dương lần nữa thì cần ít nhất 1 chu kì nữa, vậy t = n.T.

Bài 2 quá cơ bản, bạn để pt đó làm hay đổi sang cos đều dễ dàng.