Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Flowerlady410 trong 10:36:31 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20913



Tiêu đề: 2 câu hỏi về lý thuyết điện xoay chiều
Gửi bởi: Flowerlady410 trong 10:36:31 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2014
các bạn ơi,giúp mih phân biệt 2 trường hợp này với

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính dung kháng (ZC>ZL), khi tăng tần số dòng điện thì hệ số công suất sẽ? Đá: Tăng

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính cảm kháng (ZL<ZC), khi tăng tần số dòng điện thì hệ số công suất sẽ? Đa: Giảm


Mih k hiểu lắm vì (ZL-ZC) đã bình phương rồi thì khi tăng tần số thì (ZL-ZC)^2 đều tăng chứ sao lại giảm dc, mn giải thích giúp mih với!
     


Tiêu đề: Trả lời: 2 câu hỏi về lý thuyết điện xoay chiều
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 10:52:01 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2014
Bạn vẽ giản đồ ra nha
Xin vẽ trường hợp Zl >Zc
trường hợp còn lại tương tự nha


Tiêu đề: Trả lời: 2 câu hỏi về lý thuyết điện xoay chiều
Gửi bởi: Libra.soo trong 10:55:51 am Ngày 23 Tháng Sáu, 2014
các bạn ơi,giúp mih phân biệt 2 trường hợp này với

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính dung kháng (ZC>ZL), khi tăng tần số dòng điện thì hệ số công suất sẽ? Đá: Tăng

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính cảm kháng (ZL<ZC), khi tăng tần số dòng điện thì hệ số công suất sẽ? Đa: Giảm


Mih k hiểu lắm vì (ZL-ZC) đã bình phương rồi thì khi tăng tần số thì (ZL-ZC)^2 đều tăng chứ sao lại giảm dc, mn giải thích giúp mih với!
     
......................
Nếu f tăng => ZL tăng,ZC giảm => dù là bình phương nhưng bên trong thay đổi thì nó đâu phải hằng số!
Hệt như [tex](6-5)^{2}[/tex] [tex]\neq[/tex] [tex](7-4)^{2}[/tex] chứ bạn.
Khi đó, Z tăng=> cos[tex]\varphi[/tex] giảm!
(Và mạch có tính cảm kháng => ZL>ZC nha bạn)





Tiêu đề: Trả lời: 2 câu hỏi về lý thuyết điện xoay chiều
Gửi bởi: Huỳnh Nghiêm trong 12:53:43 pm Ngày 23 Tháng Sáu, 2014
Loại định tính này gặp rất nhiều. Có thể suy nghĩ nhanh bằng cách "vẽ phác" đồi thị biểu diễn Z theo w (hoặc theo, f, L, C tuỳ đề bài). Điều quan trọng là đồ thị này có một cực tiểu (cộng hưởng). Hai bên "sườn núi" là hai miền nghịch biến và đồng biến ứng với mạch có tính cảm kháng hay dung kháng (xem hình). Dựa vào đề bài xem ta đang "đứng" ở sườn nào và đề yêu cầu ta "đi" về phía nào là rút ra được sự tăng giảm của Z (hay sự giảm tăng của I, P, cos(phi)).

Thí dụ bài này, lúc đầu ta đứng ở sườn trái (ZC > ZL), đề bảo đi sang phải (f tăng), vậy Z giảm rùi tăng => hscs tăng đến 1 rồi giảm. Thế thui. Chú ý, trục hoành có thể là w, f, L, C. Khi trục hoành là C thì hoán vị hai sườn núi nhe.