Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: lionhk trong 10:53:46 am Ngày 22 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20869



Tiêu đề: Bài điện xoay chiều khó
Gửi bởi: lionhk trong 10:53:46 am Ngày 22 Tháng Sáu, 2014
Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều, mạch RLC nối tiếp, điện dung C thay đổi được. Khi C = C 1 điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc (phi 1 ) . Khi C = C 2 điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc (phi 2) = (phi1) +  pi/3. Khi C = C 3 điện áp giữa hai đầu tụ đạt cực đại, và mạch thực hiện công suất bằng 50% công suất cực đại mà mạch xoay chiều đạt được. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. 80/ căn 6    B 40 / căn 6    C 80 / căn 3     D 40/ căn 3

NHỜ MỌI NGƯỜI GIẢI GIÚP Ạ


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều khó
Gửi bởi: Mai Minh Tiến trong 10:59:23 am Ngày 22 Tháng Sáu, 2014
Bài vi phạm quy định chưa làm rõ mục đích đăng bài
Tôi sẽ sửa hộ lần này lần sau nhớ đăng cho đúng quy định!!


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều khó
Gửi bởi: masoi_hd trong 02:15:41 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2014
Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều, mạch RLC nối tiếp, điện dung C thay đổi được. Khi C = C 1 điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc (phi 1 ) . Khi C = C 2 điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc (phi 2) = (phi1) +  pi/3. Khi C = C 3 điện áp giữa hai đầu tụ đạt cực đại, và mạch thực hiện công suất bằng 50% công suất cực đại mà mạch xoay chiều đạt được. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. 80/ căn 6    B 40 / căn 6    C 80 / căn 3     D 40/ căn 3

NHỜ MỌI NGƯỜI GIẢI GIÚP Ạ
Xem hình vẽ ở file đính kèm (vẽ xong cái hình hoa cả mắt m:-s)
+ Từ hình vẽ (ở U3) ta có: [tex]\gamma _2+\gamma _1+2\varphi _o=180^o[/tex]
==> [tex]180^o-(\alpha +\varphi _o)+180^o-(\beta +\varphi _o)+2\varphi _o=180^o[/tex] ==>[tex]\alpha+\beta =180^o[/tex]   (1)
+ Theo bài ra: [tex]\varphi _2-\varphi _1=60^o[/tex] ==> [tex][180^o-(\alpha +\varphi _o)]-[180^o-(\beta +\varphi _o] = 60^o[/tex]
==> [tex]\beta -\alpha = 60^o[/tex]   (2)
+ Giải (1) và (2) ta được: [tex]\beta =120^o; \alpha =60^o[/tex]
+ Công suất khi Ucmax: [tex]p=I^2R=\frac{U_R^2}{R}=\frac{U^2cos^2\varphi _o}{R}=\frac{1}{2}\frac{U^2}{R}[/tex] ==> [tex]cos\varphi _o=\frac{1}{\sqrt{2}}=sin\varphi _o[/tex]
+ Áp dụng định lý hàm sin cho tam giác [tex]OU_{1RL}U_1[/tex] ta có:
 [tex]\frac{U}{sin\varphi _o}=\frac{U_{C1}}{sin\beta }\Rightarrow U=\frac{U_{C1}}{sin\beta }sin\varphi _o=\frac{40}{\frac{\sqrt{3}}{2}}\frac{1}{\sqrt{2}}=\frac{80}{\sqrt{6}}[/tex]