Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: congvinh667 trong 11:42:51 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20683



Tiêu đề: Bài toán về vận tốc trong dao động tắt dần
Gửi bởi: congvinh667 trong 11:42:51 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2014
Một con lắc lò xo có k=10N/m, m=0,1kg dao động theo phương ngang có hệ số ma sát là 0,1. Lấy g=10. Khi lò xo ko biến dạng ở điểm I. Kéo vật khỏi O dọc theo trục của lò xo để nó dãn một đoạn A rồi thả nhẹ, lần đầu tiên đến I tốc độ đạt cực đại là 0,6 m/s. Tìm tốc độ của vật khi qua vị trí I lần thứ 2, lần thứ 3.
A. [tex]20\sqrt{3} (cm/s)[/tex] và 20 (cm/s)
B. [tex]20\sqrt{2} (cm/s)[/tex] và 20 (cm/s)
C. 20 (cm/s) và 10 (cm/s)
D. 40 (cm/s) và 20 (cm/s)

Bài này mình làm thế này [tex]x_{I}=\frac{F_{ms}}{k}=1(cm)[/tex]
Lần 1 qua I thì I là tâm dao động với biên độ so với I là [tex]\frac{v_{1}}{\omega }=6(cm)[/tex]
[tex]\Rightarrow A=7cm[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{kA^{2}-k(x_{I})^{2}}{2}=\mu mgs[/tex]  (1)
Với s là quãng đường vật đi được từ lúc đầu đến vị trí I lần 2
Ta tính s: Hình vẽ: (https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/t1.0-9/10177352_249971465198867_6730974551507260257_n.jpg)
Nửa chu kì đầu tiên vật đi từ A đến A1 với I là gốc tạm thời và gặp I lần đầu tiên A=7 cm và A1=6cm
Nửa chu kì tiếp theo vật đi từ A1 đến A2 nhận I' (I' đối xứng với I qua O) làm gốc tạm thời, trong quá trình đi đến A2 thì vật gặp I lần 2
Nên s=7+6+6+1=20(cm)
Từ (1) với A=0,07 m và xI=0,01 m tính được v=[tex]20\sqrt{2}[/tex] cm/s

Nhưng đáp án không phải là vậy mà là A, mọi người xem mình sai sót ở đâu vậy?
Mà đối với bài này có ai có phương pháp giải dễ hiều hơn không chứ nếu trường hợp tiếp theo tính s mình thấy khó quá


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về vận tốc trong dao động tắt dần
Gửi bởi: leaflife trong 10:02:25 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2014
mình giải bài này như sau:
[tex]\Delta x=\frac{\mu mg}{k}=1cm[/tex]

*Biên độ ban đầu vật dao động quanh vị trí cân bằng O1 cách I 1cm
       => [tex]A=\sqrt{\Delta x^2+\frac{v^2}{\omega ^2}}= \sqrt{37}[/tex]
*Sau khi đến biên, vị trí cân bằng chạy đến O2 cách I 1cm(đối xứng O1 qua I)
      => [tex]A'=A-2\Delta x=\sqrt{37}-2[/tex]
      => [tex]v'=\omega \sqrt{A'^2-\Delta x^2}=40cm/s[/tex]
soi đáp án chỉ có D phù hợp
chọn D


Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về vận tốc trong dao động tắt dần
Gửi bởi: ree4.tn trong 04:13:07 pm Ngày 14 Tháng Sáu, 2014
hình như bạn sai quãng đường vật đi đc [tex]S = 3A- 3\Delta X +\Delta X[/tex]



Tiêu đề: Trả lời: Bài toán về vận tốc trong dao động tắt dần
Gửi bởi: SầuRiêng trong 10:34:35 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2014
Một con lắc lò xo có k=10N/m, m=0,1kg dao động theo phương ngang có hệ số ma sát là 0,1. Lấy g=10. Khi lò xo ko biến dạng ở điểm I. Kéo vật khỏi O dọc theo trục của lò xo để nó dãn một đoạn A rồi thả nhẹ, lần đầu tiên đến I tốc độ đạt cực đại là 0,6 m/s. Tìm tốc độ của vật khi qua vị trí I lần thứ 2, lần thứ 3.
A. [tex]20\sqrt{3} (cm/s)[/tex] và 20 (cm/s)
B. [tex]20\sqrt{2} (cm/s)[/tex] và 20 (cm/s)
C. 20 (cm/s) và 10 (cm/s)
D. 40 (cm/s) và 20 (cm/s)

(https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/t1.0-9/10177352_249971465198867_6730974551507260257_n.jpg)

+ Vị trí cân bằng động: xo=1cm
   Biên độ ban đầu: Ao=7cm
+ Nửa chu kỳ đầu tiên, vật đi từ A qua A1 với biên độ: A1=Ao-x
  Nửa chu kỳ thứ 2, vật đi từ A1 qua A2 với biên độ A2=Ao-3x=4cm
  Nửa chu kỳ thứ 3, vật đi từ A2 qua A3 với biên độ A3=Ao-5x=2cm
+ Dùng công thức độc lập: [tex]v=\omega \sqrt{A^{2}-x^{2}}[/tex]
=> + Vật qua I lần 2 khi A=A2; x=2xo
      => v1=20v3
     +  Vật qua I lần 3 khi A=A3; x=0
      => v2=20