Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: sully trong 04:00:21 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20538



Tiêu đề: Bài tập về dao động cơ
Gửi bởi: sully trong 04:00:21 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2014
1) Một vật dđ đh xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau thời gian t1= pi/15 (s) vật chưa đổi chhiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian t2= 3pi/10 (s) vật đã đi dược quãng đường 12 cm. Tính vận tốc ban đầu của vật

2) Một con lắc đơn được treo vào trần một xe ô tô đang chuyển động. Chu kỳ dđ của con lắc trong trường hợp xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a trên mặt phẳng ngang là T1, khi xe chuyển động nhanh dần đều xuống dốc là T2 và khi xe chuyển động chậm dần đều lên dốc là T3, Biểu thức nào sau đây đúng:
A. T1<T2<T3     B. T1=T2,T3        C. T1=T2=T3      D. T1>T2>T3
Mong thầy cô và các bạn hướng  dẫn em câu này  ^-^


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động cơ
Gửi bởi: huongduongqn trong 04:21:33 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2014
1) Một vật dđ đh xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau thời gian t1= pi/15 (s) vật chưa đổi chhiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian t2= 3pi/10 (s) vật đã đi dược quãng đường 12 cm. Tính vận tốc ban đầu của vật
Ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau thời gian t1= pi/15 (s) vật chưa đổi chhiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa => t = T/6 => T = 6 pi/15 s = 2pi/5 s => omega =  5 rad/s
Ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau thời gian t2= 3pi/10 (s) tức là sau 3/4 T thì vật đi được 12cm = 3A => A = 4cm
Ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương => v = omega. A = 20cm/s


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về dao động cơ
Gửi bởi: huongduongqn trong 04:32:31 pm Ngày 06 Tháng Sáu, 2014
2) Một con lắc đơn được treo vào trần một xe ô tô đang chuyển động. Chu kỳ dđ của con lắc trong trường hợp xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a trên mặt phẳng ngang là T1, khi xe chuyển động nhanh dần đều xuống dốc là T2 và khi xe chuyển động chậm dần đều lên dốc là T3, Biểu thức nào sau đây đúng:
A. T1<T2<T3     B. T1=T2,T3        C. T1=T2=T3      D. T1>T2>T3

Mong thầy cô và các bạn hướng  dẫn em câu này  ^-^
Chu kỳ dđ của con lắc trong trường hợp xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a trên mặt phẳng ngang là T1
[tex]T_1=2 \pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{g^2+a^2}}}[/tex]
khi xe chuyển động nhanh dần đều xuống dốc là T2 (với gia tốc là a)
[tex]T_2=2 \pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{g^2+a^2+2gacos(90+\alpha )}}}=2 \pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{g^2+a^2+2gasin\alpha }}}[/tex]
 khi xe chuyển động chậm dần đều lên dốc là T3 (với gia tốc a)
T3=T2
Vậy T1 > T3=T2
Không có đáp án đúng