Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: kooll trong 10:34:33 am Ngày 31 Tháng Năm, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20458



Tiêu đề: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nhé !!!
Gửi bởi: kooll trong 10:34:33 am Ngày 31 Tháng Năm, 2014
Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do   A.  trọng lực tác dụng lên vật.   B. lực căng dây treo.  C. lực cản môi trường.     D. dây treo có khối lượng đáng kể.   
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.   B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát.   C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí.   D. A và C.   
Câu 3: Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Dao động tắt dần luôn luôn có hại, nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này.   B. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm.   C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban  đầu truyền cho hệ dao  động càng lớn và hệ số lực cản môi  trường càng nhỏ.                           D. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian.   
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm.     B. Cơ năng của dao động giảm dần.    C. Biên độ của dao động giảm dần.                                  D. Lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.   
Câu 5: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là   A. do trọng lực tác dụng lên vật.                                               B. do lực căng của dây treo.   C. do lực cản của môi trường.                                                   D. do dây treo có khối lượng đáng kể.   
Câu 6: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất  đi trong một dao động toàn phần là  A. 4,5%.                       B. 6%                           C. 9%                            D. 3%   
Câu 7: Một con lắc dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 10%. Phần năng lượng mà con lắc đã mất đi trong  một chu kỳ là   A. 90%                                  B. 8,1%                                 C. 81%                           D. 19%   
Câu 8: Một chất điểm dao động tắt dần có tốc độ cực đại giảm đi 5% sau mỗi chu kỳ. Phần năng lượng của chất điểm  bị giảm đi trong một dao động là  A. 5%                      B. 9,6%                 C. 9,8%                         D. 9,5%   
Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A thì chịu tác dụng của lực cản và dao động tắt dần. Sau  1 chu kì thì vận tốc qua vị trí cân bằng giảm 10% so với vận tốc cực đại khi dao động điều hòa. Sau 1 chu kì cơ năng  của con lắc so với cơ năng ban đầu chỉ bằng   A.  10%.                                B. 20%                                  C. 81%.                                D.  18%   
Câu 10: Nhận xét nào sau đây là không đúng?   A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.   B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.   C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.   D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.   
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?   A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.   B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao  động.   C. Dao  động duy trì là dao  động tắt dần mà người ta  đã tác dụng ngoại lực vào vật dao  động cùng chiều với chiều  chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.   D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.   
Câu 12: Chọn câu trả lời sai?   A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.   B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.   C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.   D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.   
Câu 13: Biên độ dao động cưỡng không thay đổi khi thay đổi   A. tần số ngoại lực tuần hoàn.                                                  B. biên độ ngoại lực tuần hoàn.    C. pha ban đầu ngoại lực tuần hoàn.                                        D. lực cản môi trường.   
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về dao động cưỡng bức là sai?   A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó  với dao động của ngoại lực tuần hoàn.   B. Sau một thời gian dao động còn lại chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn.   C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.   D. Để trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên con lắc dao động một ngoại lực không đổi.


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nhé !!!
Gửi bởi: Nguyễn Tấn Đạt trong 10:48:17 am Ngày 31 Tháng Năm, 2014
Topic quá dài, nhưng thi cử tới nơi nên có thể thông cảm ! lần sau bạn đăng thêm topic nếu nhiều câu hỏi quá.


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nhé !!!
Gửi bởi: Điền Quang trong 10:52:58 am Ngày 31 Tháng Năm, 2014
Topic quá dài, tên lại không đúng quy định.
ĐỀ NGHỊ ĐỌC KỸ QUY ĐỊNH CẦN THIẾT!


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nhé !!!
Gửi bởi: tranvannhands95 trong 12:06:19 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2014
Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do 
A. trọng lực tác dụng lên vật.   
B. lực căng dây treo. 
C. lực cản môi trường.     
D. dây treo có khối lượng đáng kể.     
đáp án C vì trong không khí có các phân tử khí cản trở chuyển động của con lắc do va chạm


Tiêu đề: Trả lời: Giúp mình vài câu trắc nghiệm Lý nhé !!!
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 01:23:48 pm Ngày 31 Tháng Năm, 2014
Đồng ý với ý kiến của thầy Đạt. Đây là HD.

Nhắc nhở: Một số câu giống hoặc tương tự nhau.

Những câu tương tự nhau thì xem hướng dẫn rồi tự làm. Lần sau lưu ý dùm.

Vui lòng đọc kỹ, và thực hiện đúng QUY ĐỊNH của diễn đàn nếu không muốn bài đăng bị XÓA ho:)

Câu 1: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do   A.  trọng lực tác dụng lên vật.   B. lực căng dây treo.  C. lực cản môi trường.     D. dây treo có khối lượng đáng kể. 
[tex]\Rightarrow[/tex] C
  
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.   B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát.   C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí.   D. A và C.   
[tex]\Rightarrow[/tex] B VD: tác động của điện, từ trường.

Câu 3: Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Dao động tắt dần luôn luôn có hại, nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này.   B. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm.   C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban  đầu truyền cho hệ dao  động càng lớn và hệ số lực cản môi  trường càng nhỏ.                           D. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian.   
[tex]\Rightarrow[/tex] A. Dao động tắt dần của tòa nhà trong động đất [tex]\Rightarrow[/tex] có lợi[/color]

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?   A. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm.     B. Cơ năng của dao động giảm dần.    C. Biên độ của dao động giảm dần.                                  D. Lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh. 
[tex]\Rightarrow[/tex] A  

Câu 5: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là   A. do trọng lực tác dụng lên vật.                                               B. do lực căng của dây treo.   C. do lực cản của môi trường.                                                   D. do dây treo có khối lượng đáng kể.   
[tex]\Rightarrow[/tex] C

Câu 6: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất  đi trong một dao động toàn phần là  A. 4,5%.                       B. 6%                           C. 9%                            D. 3%   
[tex]\Rightarrow[/tex] B
[tex]\frac{\Delta E}{E}=\frac{\frac{1}{2}m\omega ^2A_o^2-\frac{1}{2}m\omega ^2(0,97A_o)^2}{\frac{1}{2}m\omega ^2A_o^2}=6[/tex]%
Câu 7: Một con lắc dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 10%. Phần năng lượng mà con lắc đã mất đi trong  một chu kỳ là   A. 90%                                  B. 8,1%                                 C. 81%                           D. 19%   
[tex]\Rightarrow[/tex] Tượng tự câu 6

Câu 8: Một chất điểm dao động tắt dần có tốc độ cực đại giảm đi 5% sau mỗi chu kỳ. Phần năng lượng của chất điểm  bị giảm đi trong một dao động là  A. 5%                      B. 9,6%                 C. 9,8%                         D. 9,5%   
[tex]\Rightarrow[/tex] Tượng tự câu 6

Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A thì chịu tác dụng của lực cản và dao động tắt dần. Sau  1 chu kì thì vận tốc qua vị trí cân bằng giảm 10% so với vận tốc cực đại khi dao động điều hòa. Sau 1 chu kì cơ năng  của con lắc so với cơ năng ban đầu chỉ bằng   A.  10%.                                B. 20%                                  C. 81%.                                D.  18%   
[tex]\Rightarrow[/tex] Tượng tự câu 6

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là không đúng?   A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.   B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.   C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.   D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.   
[tex]\Rightarrow[/tex] D

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?   A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.   B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao  động.   C. Dao  động duy trì là dao  động tắt dần mà người ta  đã tác dụng ngoại lực vào vật dao  động cùng chiều với chiều  chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.   D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn. 
[tex]\Rightarrow[/tex] C  

Câu 12: Chọn câu trả lời sai?   A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.   B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.   C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.   D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.   
[tex]\Rightarrow[/tex] D

Câu 13: Biên độ dao động cưỡng không thay đổi khi thay đổi   A. tần số ngoại lực tuần hoàn.                                                  B. biên độ ngoại lực tuần hoàn.    C. pha ban đầu ngoại lực tuần hoàn.                                        D. lực cản môi trường. 
[tex]\Rightarrow[/tex] "  dao động cưỡng"?là gì?  ho:)