Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: an lê trong 12:20:13 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20446



Tiêu đề: bài dao động cơ khó
Gửi bởi: an lê trong 12:20:13 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2014
mọi người giúp em bài này với ạ  [-O<
một con lắc lò xo dao động trên phương ngang được bố trí bằng cách gắn vật m=100g vào lò xo nhẹ có độ cứng k1=60 N/m, đầu còn lại của k1 gắn vào điểm cố định O1. Lò xo k2=40 N/m một đầu gắn vào điểm cố định O2 và đầu còn lại buông tự do không gắn vào m. Tại vị trí cb hai lò xo không bị biến dạng và một đầu của k2 đang tiếp xúc m.Đẩy nhẹ vật về phía lò xo k1 sao cho nó nén 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Bỏ qua ma sát. lấy pi=3,14. Chu kì dao động của con lắc và độ nén tối đa của k2 trong quá trình dao động xấp xỉ là:
A.0,227s;3,873 cm
B.0,212s;4,522cm
C.0,198s;3,873 cm
D.0,256s;4,522 cm


Tiêu đề: Trả lời: bài dao động cơ khó
Gửi bởi: ph.dnguyennam trong 02:44:51 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2014
mọi người giúp em bài này với ạ  [-O<
một con lắc lò xo dao động trên phương ngang được bố trí bằng cách gắn vật m=100g vào lò xo nhẹ có độ cứng k1=60 N/m, đầu còn lại của k1 gắn vào điểm cố định O1. Lò xo k2=40 N/m một đầu gắn vào điểm cố định O2 và đầu còn lại buông tự do không gắn vào m. Tại vị trí cb hai lò xo không bị biến dạng và một đầu của k2 đang tiếp xúc m.Đẩy nhẹ vật về phía lò xo k1 sao cho nó nén 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Bỏ qua ma sát. lấy pi=3,14. Chu kì dao động của con lắc và độ nén tối đa của k2 trong quá trình dao động xấp xỉ là:
A.0,227s;3,873 cm
B.0,212s;4,522cm
C.0,198s;3,873 cm
D.0,256s;4,522 cm
HD:
Trong một chu kỳ:

Thời gian con lắc dao động chỉ dưới tác dụng của [tex]k_1[/tex]: [tex]T_1=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m}{k_1}}[/tex]

Thời gian con lắc dao dộng chịu tác dụng của [tex]k_1[/tex] [tex]k_2[/tex]: [tex]T2=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m}{k_1+k_2}[/tex]

Chu kỳ con lắc
: [tex]T=T_1+T_2=0,227 (s)[/tex]

Đến đây chọn được đáp án rồi.

Nếu cẩn thận, thì tình tiếp độ nén cực đại của [tex]k_2[/tex].

Bảo toàn cơ năng:

[tex]\frac{1}{2} k_1A^2=\frac{1}{2} (k_1+k_2)A'^2 \Rightarrow A'=3,873 (cm)[/tex] ~O)

P/S: lần sau viết bài đúng box nhe! Mod chuyển giúp sang box phù hợp!



Tiêu đề: Trả lời: bài dao động cơ khó
Gửi bởi: an lê trong 04:41:09 pm Ngày 30 Tháng Năm, 2014
mọi người giúp em bài này với ạ  [-O<
một con lắc lò xo dao động trên phương ngang được bố trí bằng cách gắn vật m=100g vào lò xo nhẹ có độ cứng k1=60 N/m, đầu còn lại của k1 gắn vào điểm cố định O1. Lò xo k2=40 N/m một đầu gắn vào điểm cố định O2 và đầu còn lại buông tự do không gắn vào m. Tại vị trí cb hai lò xo không bị biến dạng và một đầu của k2 đang tiếp xúc m.Đẩy nhẹ vật về phía lò xo k1 sao cho nó nén 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Bỏ qua ma sát. lấy pi=3,14. Chu kì dao động của con lắc và độ nén tối đa của k2 trong quá trình dao động xấp xỉ là:
A.0,227s;3,873 cm
B.0,212s;4,522cm
C.0,198s;3,873 cm
D.0,256s;4,522 cm
HD:
Trong một chu kỳ:

Thời gian con lắc dao động chỉ dưới tác dụng của [tex]k_1[/tex]: [tex]T_1=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m}{k_1}}[/tex]

Thời gian con lắc dao dộng chịu tác dụng của [tex]k_1[/tex] [tex]k_2[/tex]: [tex]T2=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m}{k_1+k_2}[/tex]

Chu kỳ con lắc
: [tex]T=T_1+T_2=0,227 (s)[/tex]

Đến đây chọn được đáp án rồi.

Nếu cẩn thận, thì tình tiếp độ nén cực đại của [tex]k_2[/tex].

Bảo toàn cơ năng:

[tex]\frac{1}{2} k_1A^2=\frac{1}{2} (k_1+k_2)A'^2 \Rightarrow A'=3,873 (cm)[/tex] ~O)

P/S: lần sau viết bài đúng box nhe! Mod chuyển giúp sang box phù hợp!


em cảm ơn rất nhiều ạ ^-^ m:- *