Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: reyes678 trong 01:32:25 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20122



Tiêu đề: Bài dao động điều hoà khá hay và khó
Gửi bởi: reyes678 trong 01:32:25 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2014
1. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, cơ năng W. Thời gian ngắn nhất để động năng của vật giảm từ giá trị W đến giá trị W/4 là:
A: T/3  B: T/4  C: T/6  D: T/2
2. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 160 N/m và hòn bi nặng m = 0,4kg, đặt trên mặt phẳng ngang. hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,0005, cho g = 10m/s2. Kéo lệch khỏi vị trí cân bằng 1 đoạn 5cm (theo phương của trục lò xo). tại t =0, buông nhẹ để vật dao động, Xem rằng tần số dao động của con lắc không thay đổi. Thời gian vật m dao động tính lúc bắt đầu dao động đến khi nó dừng hẳn là:
A. 252s          B. 314s          C. 425s          D. 520s
3. Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hoà theo phương ngang. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai thời điểm vật có thế năng gấp 3 lần động năng là π/30 s. Giá trị của m là:
A. 0,5 kg.                 B. 1,0 kg.            C. 2,0 kg.             D. 0,25 kg.





Tiêu đề: Trả lời: Bài dao động điều hoà khá hay và khó
Gửi bởi: leaflife trong 04:36:29 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2014
1. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, cơ năng W. Thời gian ngắn nhất để động năng của vật giảm từ giá trị W đến giá trị W/4 là:
A: T/3  B: T/4  C: T/6  D: T/2
động năng từ W=>W/4
=> x từ 0 đến [tex]A\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]
=> [tex]\Delta t=\frac{T}{6}[/tex]
chọn C


2. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 160 N/m và hòn bi nặng m = 0,4kg, đặt trên mặt phẳng ngang. hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,0005, cho g = 10m/s2. Kéo lệch khỏi vị trí cân bằng 1 đoạn 5cm (theo phương của trục lò xo). tại t =0, buông nhẹ để vật dao động, Xem rằng tần số dao động của con lắc không thay đổi. Thời gian vật m dao động tính lúc bắt đầu dao động đến khi nó dừng hẳn là:
A. 252s          B. 314s          C. 425s          D. 520s
sau mỗi lần qua VTVB, biện độ của vật lại giảm một lượng là
[tex]\Delta A=\frac{2\mu mg}{k}=0,0025cm[/tex]
có thể thấy [tex]\Delta A[/tex] là vô cùng nhỏ so với biên độ => số lần qua VTCB của nó sấp sỉ bằng [tex]\frac{A}{\Delta A}=2000[/tex] lần
=> khoảng thời gian đó là [tex]\Delta t=2000.\frac{T}{2}\approx 314,15S[/tex]
chọn B


3. Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hoà theo phương ngang. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai thời điểm vật có thế năng gấp 3 lần động năng là π/30 s. Giá trị của m là:
A. 0,5 kg.                 B. 1,0 kg.            C. 2,0 kg.             D. 0,25 kg.
vật có thế =3.động khi [tex]x=A\frac{\sqrt{3}}{2}[/tex]
=> khoảng thời gian ngắn nhất đó là [tex]\Delta t=\frac{\Delta \varphi }{\omega }=\frac{\pi /3}{\omega }=\frac{\pi }{30}[/tex]
=>[tex]\omega =10[/tex]
=>m=1kg
chọn B